Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp cho các em hiểu hơn về tác giả Vũ Trọng Phụng. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Quê quán: làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật, sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, viết báo. Khác với những nhân vật của mình, nhà văn là một con người giản dị, người của khuôn phép, của nền nếp.
- Gia đình nhà văn sống ở phố Hàng Bạc, một trong những trung tâm buôn bán ăn chơi hưởng lạc của đất Hà Thành. Cảnh tượng ấy đã được tác giả chứng kiến hàng ngày. Vì thế nhà văn hết sức căm ghét xã hội tư sản, thực dân nửa phong kiến, thối nát đương thời.
- Vũ Trọng Phụng có sức sáng tạo dồi dào, không đầy mười năm viết văn, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt với xã hội xấu xa đương thời.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám.
- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự.
- Để lại nhiều kiệt tác như: Số đỏ; giông tố; vỡ đê; cơm thầy cơm cô,…
- Khoảng năm 1937 - 1938 Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều kiện chạy chữa, ông mất tại Hà Nội.
1.2. Tác phẩm
- Giới thiệu tiểu thuyết "Số đỏ":
+ Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải).
+ Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7 - 10 - 1936, in thành sách năm 1938.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1936, năm đầu của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh Dân chủ sôi nổi, nhà văn đã công khai mạnh mẽ, vạch trần hiện thực thối nát, giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa, được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng.
- Giới thiệu đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia":
+ Thuộc chương XV của tiểu thuyết 'Số đỏ".
+ Nhan đề: Do nhà biên soạn sách đặt.
+ Đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" có thể chia thành hai phần:
- Phần 1: Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất.
- Phần 2: Cảnh đám am gương mẫu.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Ý nghĩa nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
- Sỡ dĩ Vũ Trọng Phụng đặt tên đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết "Số đỏ" thành "Hạnh phúc của một tang gia" là có lí do. Chính cái nhan đề này mới thể hiện được nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Đây là một nhan đề đầy ý vị và trào phúng báo trước những mâu thuẫn trào phúng của vở kịch sắp diễn ra ở nhà cụ cố Hồng. Lẽ ra, cái chết của cụ cố tổ phải gây đau đớn; đằng này mọi người lại lấy làm vui mừng. Kẻ gián tiếp gây ra cái chết được biết ơn, đền ơn một cách xứng đáng. Không khí chuẩn bị buổi lễ tang náo nức, phấn khởi như ngày hội. Ai cũng mong đợi đến giây phút này để quảng cáo, thực hiện những toan tính của mình. Hai từ tang gia và hạnh phúc vốn đối chọi nhau chan chát, thế nhưng ở đây được đặt trong mối quan hệ thống nhất. Nêu lên sự trái khoáy này, tác giả Vũ Trọng Phụng chỉ rõ cho người đọc tính chất phi lí, nực cười của xã hội đương thời.
- Nhan đề tác giả đã phản ánh mạnh mẽ những thói hư tật xấu của những con người đó xuất hiện trong chính tác phẩm. Hình ảnh này không chỉ đem lại cho người đọc những cảm xúc, những nhớ nhung, và còn phần nào tố cáo chế độ thối nát, ở đó xuất hiện những con người không có lương tâm. Đám tang trở thành trò cười cho thiên hạ bởi đây là lễ hội trình diễn thời trang, huân chương và còn để cho những con người đạo đức giả, thể hiện thói xấu của mình.
2.2. Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất
- Niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình:
+ Ông Phán Mọc Sừng vui mừng vì cái sừng trên đầu mình được hưởng thêm tiền sau khi đám ma xong.
+ Cụ cố Hồng - con trai cả của cụ tổ thì rất sung sướng vì cái chết của cha mình và cho đây là một cơ hội để tỏ ra già yếu khi lo cho cái chết của cha mình. Nhân vật này đã làm nổi bật được những sự lố lăng mà ngu dốt ham danh trong xã hội phong kiến.
+ Văn Minh lại tỏ ra vui mừng khôn xiết trước cái chết của ông nội và đây cũng là một cơ hội để ông đưa nền văn minh Á - Âu vào quảng cáo ở đám tang.
+ Bà Văn Minh: Mừng rỡ vì được lăng xê bộ xô gai tân thời và những y phục táo tạo nhất của tiệm may Âu hóa. Người cháu thực dụng, thiếu tình người.
+ Trong đoạn trích tác giả còn nói về cô Tuyết, đến đám ma nhưng lại mặc bộ y phục gây thơ “Cái áo voan mỏng trong, hở cả nách cả vú” tưởng như tác giả tả hơi quá, nhưng không chỉ ở cách ăn mặc mà cô Tuyết này còn thể hiện ở cả tính cách, sự lẳng lơ, tưởng như vẻ mặt buồn vì đám tang, nhưng đây là nỗi buồn nhớ người tình.
+ Cậu Tú Tân thì có dịp khoe khoang tài chụp ảnh và có cơ hội giải trí, trong những đứa con cháu ấy dường như ai cũng có 1 niềm vui riêng nhưng có lẽ người vui sướng nhất là ông Phán mọc sừng một kẻ trục lợi từ cái chết của cụ tổ và là 1 kẻ hám tiền, vô liêm sĩ, ông rất vui mừng vì được chia món tiền lớn từ “đôi sừng” vô hình trên đầu của mình có ai mà lại vui khi mình bị vợ cắm sừng mà lại được thêm tiền vì “đôi sừng” ấy chứ! Đúng là 1 kẻ vô liêm sỉ.
=> Niềm vui chung của cả gia đình: Cụ Tổ mất đi, di chúc được thực thi. Ước nguyện của mọi người trong gia đình được thực hiện. Gia đình tràn ngập niềm vui vì được chia tài sản. Một gia đình bất hiếu.
- Niềm vui của những người ngoài gia đình:
+ Xuân tóc đỏ: danh giá uy tín ngày càng cao vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “sung sướng cực điểm” vì có việc làm.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch, kệch cỡm.
+ Đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau” -> sự giả tạo, thiếu văn hóa.
+ Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”.
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang...
=> Cụ Tổ chết tuyệt nhiên không ai đau buồn, không một giọt nước mắt. Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, mỉa mai, châm biếm và lên án sự suy đồi về đạo đức và tình người của con người trong xã hội thượng lưu phong kiến.
2.3. Cảnh đám ma gương mẫu
- Cảnh đưa tang:
+ Đám ma to chưa từng thấy ở đất Hà Thành, vài ba trăm người đưa đám,...
+ Tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây, cho thấy sự lố lăng, khoe sang, khoe giàu một cách bịp bợm và lố bịch.
+ Người đi đưa đầy đủ các thành phần: trai gái, già trẻ, từ lưu manh đến nhà cải cách,...
+ Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng: đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta - Tàu - Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vọng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...
+ Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.
+ Điệp khúc "đám cứ đi..." có ý nghĩa hài hước đặc biệt. Đó là một đám ma đồ sộ, dòng người đông đúc đi sau quan tài, bề ngoài là một đám ma đang đưa đi hạ huyệt nhưng thật ra đó chính là một đám rước, mọi người đều thấy vui vẻ và thoải mái trong lòng.
-> Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hoá rởm.
- Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài.
+ Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.
+ Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!… Hứt!… Hứt!...
-> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là chó đểu, khốn nạn.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
- Về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
+ Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
+ Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
+ Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” bằng một đoạn văn ngắn.
Gợi ý trả lời:
Vũ Trọng Phụng đã khắc họa những nhân vật trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” bằng nghệ thuật trào phúng. Qua việc thêu dệt lại các nhân vật bằng lăng kính của tác giả đã thể hiện rõ được sự lố bịch, Tây - Ta lẫn lộn của những học giả đòi làm sang. Bằng ngòi bút châm biếm trào phúng cay độc. Lúc thì phóng đại lúc thì biếm họa. Lúc tưởng như đáng đau buồn đau thương nhất nhưng lại là những niềm hạnh phúc được vỡ ào của những con cháu bất nhân, bất hiếu. Hay đáng lẽ là sự đau thương, đau buồn, thì lại là sự phô của, sự tình tứ nhau… Từ trang chủ, bọn con cháu, hay chính những người quan khách đến viếng đều là những vai hề. Không phải tự nhiên mà Vũ Trọng Phụng lại viết “Người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu". Đây là một chi tiết nhỏ nhưng cũng để cho người đọc thấy được giọng điệu mỉa mai của tác giả. Như vậy, qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự Âu hóa Tây - Ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch. Từ đó, đáng lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội. Đồng thời, cũng qua đây cho ta thấy được sự tinh tế, đặc sắc trong việc lột tả hiện thực xã hội của Vũ Trọng Phụng bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.
Câu 2: Em hãy đặt nhan đề khác cho đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” và giải thích lí do vì sao chọn nhan đề đó.
Gợi ý trả lời:
- Nhan đề: Một gia đình bất hiếu.
- Lí do: Đám tang mà lại là niềm vui cho gia đình, chứng tỏ đây là gia đình có những người con, người cháu vô cùng bất hiếu. Trong thực tế đám ma không thể có niềm vui và hạnh phúc được. Nhưng ở đây các thành viên trong gia đình đều vui vẻ, thoải mái, ăn mặc sang trọng,...
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.
- Thấy rõ sự giả dối, lố lăng của đám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ Cố Hồng.
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
- doc Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11