Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận Ngữ văn 11
eLib xin gởi đến các em bài học Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận, nhằm giúp các em nắm được khái niệm và đặc điểm chung của thể loại văn học kịch à nghị luận. Nội dung bài học này đã được biên soạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Kịch
1.1. Khái lược về kịch
Kịch là 1 loại hình nghệ thuật tổng hợp có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên).
1.2. Đặc trưng của kịch
- Chọn những xung đột kịch trong đời sống làm đối tượng miêu tả. Xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch.
- Trong kịch, các nhân vật được xây dựng bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngôn ngữ kịch có 3 loại: độc thoại, đối thoại, bàng thoại. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
- Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người – xung đột kịch.
- Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.
- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.
- Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện…) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.
- Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải quyết
- Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ…
- Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn(hồi) lại được chia thành nhiều lớp (cảnh ) khác nhau.
- Phân loại kịch: Có 3 loại kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch(bi hài kịch)
+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)
+ Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử
+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm…
1.3. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm...
- Chú ý vào lời thoại của nhân vật
- Phân tích hành động kịch( xác định xung đột kịch, phân tích xung đột
2. Nghị luận
2.1. Khái lược về văn nghị luận
Nghị luận là 1 thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về 1 vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học …) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
2.2. Đặc trưng của văn nghị luận
- Bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người khác nhận ra chân lý, đồng tình với quan điểm của mình.
- Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, t/c, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, tính thuyết phục của lập luận.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đồng thời cũng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối .
- Phân loại văn nghị luận: Văn chính luận và phê bình văn học.
+ Văn nghị luận thời trung đại: chiếu, cáo, hịch, điều trần,...
+ Văn nghị luận thời hiện đại: tuyên ngôn, lời kêu gọi, phê bình , xã luận, bài bình luận,...
2.3. Yêu cầu về đọc văn nghị luận
Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
- Tìm hiểu xuất xứ .
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ
- Khái quát giái trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
kịch.)
- Nêu chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
3. Luyện tập
Câu 1. Thế nào là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách trong kịch ? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Gợi ý làm bài:
Mỗi nhân vật kịch đều có một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội, đặc điểm cá tính riêng nên phải có một tiếng nói riêng thật phù hợp. Qua lời ăn tiếng nói của nhân vật khi độc thoại hay đối thoại, người ta thấy rõ nhân vật thuộc loại người nào, có những nét bản chất gì. Tóm lại, qua lời thoại, nhân vật kịch tự biểu hiện chính bản thân mình.
Lấy ví dụ trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Khi xảy ra bạo loạn, Đan Thiềm lo cho tính mạng của Vũ Như Tô nên đã khuyên ông : “Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. [...] Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Vũ Như Tô trả lòi : “Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cỉm Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây, thì tôi chạy đi đâu ?". Qua lời thoại ấy, có thể thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật đến mức quên mình, không sợ cái chết. Đấy cũng là một con người dũng cảm, cương trực, nhưng lại có phần mơ hồ trong nhận thức sự biến đang diễn ra. Ông không thể tin rằng, cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Vì thế, chất chứa trong lời nói của ông với Đan Thiềm là biết bao thất vọng, đau đớn, xót xa.
Câu 2. Chép ra một số đoạn văn nghị luận (văn chính luận, văn phê bình văn học) gây ấn tượng sâu sắc với anh (chị). Tự chọn và phân tích một đoạn hay trong đó.
Gợi ý làm bài:
a) Quốc sử ở một nước cũng như gia phổ ở một nhà. Nhà mà có gia phổ, thời con cháu mới biết cao tằng khảo tí của nhà mình. Nước mà có sách sử, thời dân trong nước mới biết công lao khó nhọc và sự nghiệp khai sáng của tiên nhân mà sinh mối cám tình mật thiết. Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu. Dân trong nước mà không biết quốc sử, thời chắc dân nước ấy là dãn vong tổ. Lẽ ấy hiển nhiên.
(Phan Bội Châu, Ai là tổ nước ta ? Người nước ta với sử nước ta)
b) Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca)
Phân tích đoạn b:
Đoạn văn khái quát rất chính xác một nét bản chất của thơ mới là sự ý thức sâu sắc về “cái tôi”. Câu đầu là câu chủ đề. Hai câu tiếp theo nêu hướng tìm tòi và hệ quả chung của nỗ lực đào sâu, cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Những câu còn lại điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa cá nhân điển hình của thơ mói để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân, cấu tứ đoạn văn khá độc đáo : tạo ra hình ảnh một độc giả tưởng tượng cứ theo chân những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi người. Các câu văn rất giàu hình ảnh và nhịp điệu, khiến cho văn phê bình mà chẳng khác gì thơ.
4. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được khái quát đặc điểm của 1 số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
- Vận dụng những hiểu biết về kịch, nghị luận vào việc đọc hiểu văn bản.
- Bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê những tác phẩm kịch, nghị luận.
Tham khảo thêm
- doc Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12
- doc Nghĩa của câu Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 11
- doc Hầu trời Ngữ văn 11
- doc Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Vội vàng Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Tràng giang Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11
- doc Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11
- doc Chiều tối Ngữ văn 11
- doc Từ ấy Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11
- doc Tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- doc Tôi yêu em Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Người trong bao Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11
- doc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11
- doc Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11
- doc Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11