Nghĩa của câu Ngữ văn 12
eLib xin giới thiệu đến các em bài học Nghĩa của câu, nhằm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của câu. Đồng thời vận dụng giải những bài tập khó. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Hai thành phần nghĩa của câu
- Thành phần nghĩa đề cập đến một hoặc vài sự việc, gọi là nghĩa sự việc.
- Thành phần nghĩa bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói(viết) đối với sự việc đó.
- Hai thành phần nghĩa này luôn hòa quyện nhau. Kể cả khi không có từ ngữ tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Có cả trường hợp đặc biệt: câu duy nhất chỉ có nghĩa tình thái.(Chỉ cấu tạo duy nhất bằng từ ngữ cảm thán)
Ví dụ: Chà chà! => Biểu lộ sự ngạc nhiên thán phục.
Ôi ! => biểu thị sự xúc động.
2. Nghĩa sự việc
- Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc trong hiện thực khác quan rất đa dạng, do đó câu cũng đề cập đến những nghĩa sự việc khác nhau.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+ Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu được thể hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
- Một câu có thể biểu hiện một hoặc vài sự việc.
- Nghĩa sự việc: thường là các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác
3. Luyện tập
Câu 1. Hãy phân tích sự việc tỏng từng câu thơ ở bài thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đua vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tạm gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)
Gợi ý làm bài:
- Câu đầu tiên : trạng thái ao thu lạnh lẽo và đặc điểm nước trong veo.
- Câu thứ hai: Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
- Câu thứ ba: Sóng biếc theo làn hoi gợn tí.
- Câu thứ tư: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
- Câu thứ năm: trạng thái tầng mây lơ limgvầ đặc điểm trời xanh ngắt.
- Câu thứ sáu : đặc điểm ngõ trúc quanh co và trạng thái khách vắng teo.
- Câu thứ bảy : tư thế tựa gối buông cần và trạng thái lâu chẳng được.
- Câu thứ tám: Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Câu 2. So sánh ba câu văn sau và cho biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ở mỗi câu :
a) Năm nay tôi 19 tuổi.
b) Năm nay tôi mới 19 tuổi.
c) Năm nay tôi đã 19 tuổi.
Gợi ý làm bài:
Ta thấy ba câu trên đều nói đến “Năm nay tôi 19 tuổi”.
- Ở câu a: thái độ trung hoà, khách quan đối với sự việc.
- Ở câu b: đánh giá 19 tuổi là còn ít, còn trẻ (từ mới).
- Ở câu c: đánh giá 19 tuổi là nhiều, là đã trưởng thành, đã là người lớn {từ đã).
Câu 3. Câu văn sau đây thể hiện thái độ, sự đánh giá như thế nào của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu ?
Quả nhiên họ nôi có sai đâu!
(Nam Cao, Chí Phèo)
A - Bác bỏ ý kiến của người khác cho rằng họ nói sai
B - Khẳng định sự việc họ nói không sai
C - Nhấn mạnh sự việc họ nói không sai
D - Qua thực tế, khẳng định sự việc họ nói không sai và bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai
Gợi ý làm bài:
Phương án D là đúng nhất.
4. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc trong câu.
- Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc.
- Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
Tham khảo thêm
- doc Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 11
- doc Hầu trời Ngữ văn 11
- doc Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Vội vàng Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Tràng giang Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11
- doc Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11
- doc Chiều tối Ngữ văn 11
- doc Từ ấy Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11
- doc Tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- doc Tôi yêu em Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Người trong bao Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11
- doc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11
- doc Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11
- doc Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11