Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em ôn tập lại những kiến thức Tiếng Việt đã học, đồng thời vận dụng giải những bài tập khó. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Ôn tập lý thuyết
1.1. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
a. Nghĩa sự việc
- Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
- Biểu hiện:
+Câu biểu hiện hành động
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất.
+ Câu biểu hiện quá trình
+ Câu biểu hiện tư thế
+ Câu biểu hiện sự tồn tại
+ Câu biểu hiện quan hệ
b. Nghĩa tình thái
- Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc Biểu hiện:
+ Khẳng định tính chân thực
+ Phỏng đoán sự việc
+ Đánh giá về mức độ hay số lượng
+ Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực
+ Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
+ Khẳng định khả năng sự việc
+ Là tình cảm của người nói đối với người nghe +Tình cảm thân mật, gần gũi
+ Thái độ kính cẩn
+ Thái độ bực tức, hách dịch.
1.2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
Ví dụ: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”
- Từ không biến đổi hình thái
Ví dụ: “Con ngựa đá con ngựa đá”
- Ý nghĩa ngữ pháp là ở chỗ sắp đặt từ và cách dùng hư từ
Ví dụ:
Tôi ăn cơm . Ăn cơm cùng tôi
Tôi đang ăn cơm
1.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Các phương tiện diễn đạt:
+ Từ vựng (phong phú) cho từng loại
+ Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn
+ Biện pháp tu từ: không hạn chế
- Đặc trưng cơ bản:
+ Tính thông tin, thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính sinh động
1.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
+ Từ ngữ chung, lớp từ chính trị
+ Ngữ pháp: câu chuẩn mực
+ Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận
+ Tính truyền cảm, thuyết phục
2. Luyện tập
Câu 1. Phân tích biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ xã hội và nét riêng của lời nói cá nhân trong đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)
Gợi ý làm bài:
Đoạn thơ vẫn sử dụng ngôn ngữ chung của tiếng Việt. Điều đó thể hiện ở những phương diện sau:
- Các từ ngữ trong đoạn thơ đều thuộc vốn từ ngữ chung của tiếng Việt
- Về cơ bản, các từ ngữ vẫn kết hợp với nhau theo quy tắc kết hợp thông thường của tiếng Việt.
Ví dụ:
+ Hoa bắp lay: kết hợp danh từ với động từ theo quan hệ chủ - vị
+ Thuyền ai... Có chở trăng về kịp tối nay ?: kết hợp từ ngữ để tạo nên một câu hỏi theo mô hình của loại câu hỏi “có... không ?”.
- Nhưng trong đoạn thơ vẫn có nhiều biểu hiện của nét riêng trong lời nói của cá nhân tác giả.
Ví dụ:
+ Kết hợp dòng nước buồn thiu theo phép nhân hoá.
+ Kết hợp sông trăng theo phép ẩn dụ.
+ Kết hợp thuyền... chở trăng về theo một sự liên tưởng độc đáo; trăng dát vàng trên sông, nên thuyền đậu trên sông được hình dung như thuyền chở đầy trăng.
Câu 2. Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:
TẶNG KÍNH CHO HỌC SINH
Ngày 16 - 10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã diễn ra lễ mít tinh “Ngày thị giác thế giới 2012” do Trung tâm mắt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Viện Thị giác Brien Holden (Úc) tổ chức. Ban tổ chức đã tặng 143 cặp kính cho học sinh có tật khúc xạ ở các trường trên địa bàn thành phố Bà Rịa, huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Cũng trong dịp này, Tổng công ti Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) đã trao 750 triệu đồng tài trợ cho chương trình phòng chống mù loà của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
(Theo Nguyễn Long)
Câu hỏi:
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ? Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng:
A - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B - Phong cách ngôn ngữ chính luận
C - Phong cách ngôn ngữ báo chí
D - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Gợi ý làm bài:
Cần chọn phương án c, vì văn bản đã cho thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, thể loại tin ngắn, mang những đặc điểm rõ nét của một văn bản báo chí như tính thời sự, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn về sự việc gây chú ý.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.
- Rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo.
- Tình yêu tiếng Việt.
Tham khảo thêm
- doc Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12
- doc Nghĩa của câu Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 11
- doc Hầu trời Ngữ văn 11
- doc Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Vội vàng Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Tràng giang Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11
- doc Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11
- doc Chiều tối Ngữ văn 11
- doc Từ ấy Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11
- doc Tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- doc Tôi yêu em Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Người trong bao Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11
- doc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11
- doc Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11
- doc Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11