Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
Nhằm giúp các em hiểu rõ về luân lí xã hội ở Việt Nam, đồng thời thấy sự khác biệt giữa luân lí xã hội nước ta và luân lí xã hội bên Châu Âu. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Phan Châu Trinh (1872-1926)
- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
- Quê: Tam kỳ - Quảng Nam
- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:
+ Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) nổ ra và thất bại.
+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX:
+ 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.
+ 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân.
+ 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo.
+ 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.
+ 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ.
+ 1926: Phan Châu Trinh mất.
=> Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam.
1.2. Tác phẩm
a. Vị trí: trích phần III của bài “Đạo đức luân lí Đông Tây”
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (2 đoạn đầu) Quan điểm luân lí xã hội của tác giả.
- Phần 2: (6 đoạn tiếp) Nguyên nhân, thái độ tác giả.
- Phần 3: (còn lại) Giải pháp.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Phần 1: Quan điểm luân lý của tác giả
a. Xã hội Việt Nam khi chưa có luân lí
- Khái niệm luân lí xã hội: là những nguyên tắc, quan niệm được đề ra để chi phối sự phát triển.
- Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện và phủ định: "luân lí xã hội nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Tác dụng: khẳng định vấn đề và tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, người nghe.
- Luân lí xã hội bị hiểu một cách sai lệch, bóp méo:
+ Quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội.Đó là tình cảm cá nhân con người với con người.
+ Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch (những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”)
=> Bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời.
b. Quan điểm luân lí xã hội của tác giả
- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh giữa: luân lí xã hội bên châu Âu với luân lí xã hội bên nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội.
- Luân lí xã hội tức chủ nghĩa xã hội có: luân lí gia đình, luân lí quốc gia, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân với quốc gia ở Việt Nam đã tiêu vong.
- Luân lí xã hội bên Châu Âu:
+ Thực trạng: Rất thịnh hành và phát triển
+ Nguyên nhân:
-
Người ta biết đoàn kết, biết giữ việc làm chung.
-
Người ta có ăn học (văn hóa)
-
Biết nhìn xa trông rộng (biết xét kĩ thấy xa)
-
Họ có tinh thần dân chủ cao.
- Luân lí xã hội ở nước ta:
+ Thực trạng: Không hiểu, điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì.
+ Nguyên nhân:
-
Chưa có ý thức đoàn thể, đoàn kết .
-
Ý thức dân chủ kém.
- Quan điểm luân lí xã hội của tác giả:
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong nước cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Luôn có ý thức tương trợ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn…
=> Tác giả đề cao cách ứng xử văn hóa giữa con người với con người.
2.2. Phần 2: Nguyên nhân, thái độ của tác giả
a. Nguyên nhân:
- Quan lại ham danh lợi.
- Bọn trí thức Tây học: háo danh, háo quyền, ỷ thế quen biết của chủ mà ra làm quan: “một người làm quan cả họ có phước”.
- Nhân dân ta:
+ Xưa: biết đoàn kết, có công ích, biết giụm cây làm bão, góp cây làm rừng.
+ Nay: không dám đấu tranh đòi quyền lợi. (không ai bình phẩm, không ai chê bai); người trong một làng thì chia bè kéo cánh, phân biệt đối xử với dân ngụ cư…
b. Thái độ của tác giả:
- Đối với quan lại, trí thức Tây học:
+ Cách gọi tên: bọn quan lại, bọn thượng lưu (hạ lưu), bọn Nho học...
+ Cách dùng từ hình tượng và biểu cảm: kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, lũ ăn cướp có giấy phép.
=> Thái độ khinh bỉ, căm ghét lên án.
- Đối với nhân dân ta:
+ Sử dụng các câu cảm thán
=> Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội
- Đối với bản thân tác giả: hai câu cảm thán mà tác giả đặt ở phần kết thúc cho thấy tinh thần phản phong mạnh mẽ, tác giả muốn thay đổi cải cách tư tưởng nhân dân hướng nhân dân đến tinh thần đoàn kết, công ích, xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế.
2.3. Phần 3: Giải pháp
- Mục đích: Đất nước được tự do và độc lập.
- Giải pháp:
+ Trước mắt: đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, công ích.
+ Lâu dài: Truyền bá Chủ nghĩa xã hội trong nhân dân.
=> Giải pháp ngắn gọn, thuyết phục, rõ ràng.
3. Tổng kết
- Tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của tác giả.
- Đề cao tư tưởng đoàn kết, dân chủ công bằng hướng tới ngày mai tươi sáng của dân tộc.
- Phong cách chính luận lập luận rõ ràng.
- Lý lẽ sắc bén.
- Dẫn chứng thuyết phục.
- Giọng điệu đa thanh: lúc mềm mỏng, từ tốn, lúc kiên quyết đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng…
4. Luyện tập
Câu 1. Em hãy cho biết ý nghĩa chủ đề trong đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta".
Gợi ý làm bài:
- Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
- Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Câu 2. Nghệ thuật nổi bật của văn bản chính luận "Về luân lí xã hội ở nước ta". này là gì? Tác dụng của những yếu tối biểu cảm?
Gợi ý làm bài:
- Yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, logic; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn; dùng từ, đặt câu chính xác biệu hiện lý trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.
- Yếu tố biếu cảm: sử dụng câu cảm thán, câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý, những cụm từ chan chứa tình cảm đồng bào, tình dân tộc sâu nặng, thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn.
→ Tác giả phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi đau xót trước thực trạng của đất nước.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta
- Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận
- Đọc hiểu văn bản chính luận.
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận
Tham khảo thêm
- doc Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12
- doc Nghĩa của câu Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 11
- doc Hầu trời Ngữ văn 11
- doc Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Vội vàng Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Tràng giang Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11
- doc Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11
- doc Chiều tối Ngữ văn 11
- doc Từ ấy Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11
- doc Tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- doc Tôi yêu em Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Người trong bao Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11
- doc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11
- doc Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11
- doc Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11