Toán 11 Chương 1 Bài 1: Hàm số lượng giác

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 nội dung bài Hàm số lượng giác. Bài giảng được biên soạn đầy đủ và chi tiết, đồng thời được trình bày một cách logic, khoa học sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Hàm số lượng giác.

Toán 11 Chương 1 Bài 1: Hàm số lượng giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hàm số sin và hàm số cosin

a) Hàm số sin

Xét hàm số \(y = \sin x\)

- Tập xác định: \(D=\mathbb{R}.\)

- Tập giá trị: \([-1;1].\)

- Hàm số tuần hòa với chu kì \(2\pi \).

- Sự biến thiên:

  • Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {-\frac{{ \pi }}{2} + k2\pi ;\,\,\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}.\)
  • Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).

- Đồ thị hàm số \(y = \sin x\)

  • Đồ thị là một đường hình sin.
  • Do hàm số \(y = \sin x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
  • Đồ thị hàm số \(y = \sin x\):

b) Hàm số cosin

Xét hàm số \(y = \cos x\)

- Tập xác định: \(\mathbb{R}\)

- Tập giá trị: \([-1;1].\)

- Hàm số tuần hòa với chu kì: \(2\pi \)

- Sự biến thiên:

  • Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \pi + k2\pi ;\,\,k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
  • Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \((k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).

- Đồ thị hàm số \(y = \cos x\)

  • Đồ thị hàm số là một đường hình sin.
  • Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn nên đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng.
  • Đồ thị hàm số \(y = \cos x\)​:

1.2. Hàm số tan và hàm số cot

a) Hàm số \(y = \tan x\)

- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)} \right\}.\) 

- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi.\) 

- Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).

- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{{ - \pi }}{2} + k\pi ;\,\frac{\pi }{2} + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)

- Đồ thị hàm số \(y = \tan x\)​

  • Hàm số \(y = \tan x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
  • Đồ thị hàm số \(y = \tan x\):

b) Hàm số \(y = \cot x\)

- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,\left( {k \in } \right)} \right\}.\) 

- Tập giá trị là \(\mathbb{R}.\)

- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi .\) 

- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng  \(\left( {k\pi ;\,\pi + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)

- Đồ thị hàm số \(y = \cot x\)

  • Hàm số \(y = \cot x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
  • Đồ thị hàm số \(y = \cot x\)​:

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Tìm tập xác định

Câu 1: Tìm tập xác định các hàm số sau:

a) \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\)

b) \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\)

c) \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\) xác định khi \(cosx\ne0\) hay \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)

b) Hàm số \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\) xác định khi \(x + \frac{\pi }{4} \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)

c) Hàm số \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\) xác định khi \(\frac{\pi }{3} - 2x \ne k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{6} - k\frac{\pi }{2}\left( {k \in\mathbb{Z} } \right).\)

2.2. Dạng 2: Tìm tập giá trị

Câu 2: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:

a) \(y = 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1\)

b) \(y=\sqrt{1+\cos2x}-5\)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(- 1 \le \sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 1 \)

\(\Rightarrow - 3 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 3\)

\(\Rightarrow - 2 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1 \le 4\)

Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là 4, giá trị nhỏ nhất cả hàm số là -2.

b) Ta có: \(- 1 \le \cos 2x \le 1 \)

\(\Rightarrow 0 \le 1 + \cos 2x \le 2\)

\(\Rightarrow 0 \le \sqrt {1 + \cos 2x} \le \sqrt 2 \)

\(\Rightarrow - 5 \le \sqrt {1 + \cos 2x} - 5 \le \sqrt 2 - 5\)

Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là \(\sqrt2-5\), giá trị nhỏ nhất của hàm số là -5.

2.3. Dạng 3: Tìm chu kì tuần hoàn

Câu 3: Tìm chu kì tuần hoàn của các hàm số lượng giác sau:

a) \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\)

b) \(y = 2\cos 2x\)

c) \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)

b) Hàm số \(y = 2\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)

c) Hàm số \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \frac{\pi}{2} .\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm tập xác định các hàm số sau:

a) \(y = \frac{{\cos x - 3}}{{\sin x}}\)

b) \(y = \cot \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)\)

c) \(y = \tan \left( {\frac{\pi }{2} - 3x} \right)\)

Câu 2: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:

a) \(y = 4\cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) + 5\)

b) \(y = \sqrt {\sin 3x + 1}  - 5\)

Câu 3: Tìm chu kì tuần hoàn của các hàm số lượng giác sau:

a) \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\sin x\)

b) \(y = 2\sin 3x\)

c) \(y = \cot \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right)\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Tìm tập xác định của hàm số \(y = \cot x\)

A. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

B. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

C. \(R\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)

D. \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

Câu 2. Tập xác định của hàm số \(y = \tan x\)

A. R

B. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

C. \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

D. \(R\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)

Câu 3. Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số lần lượt là: 

A. -8 và -2 

B. 2 và 8

C. -5 và 2

D. -5 và 3 

Câu 4. Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = {\sin ^4}x + {\cos ^4}x.\)

A. M=0

B. M=1

C. M=2

D. \(M = \frac{1}{2}\)

Câu 5. Tìm tập giá trị của hàm số \(y = 1 - 2\left| {\sin 3x} \right|.\)

A. \({\rm{[}} - 1;1]\)

B. \(\left[ {0;1} \right]\)

C. \(\left[ { - 1;0} \right]\)

D. \(\left[ { - 1;3} \right]\)

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hàm số lượng giác Toán 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được hình dạng của hàm số sin, hàm số cos, hàm số tan và hàm số cot.
  • Làm được các bài tập liên quan.
Ngày:11/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM