Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn lập lận giải thích. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu trang 84 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Viết bài văn lập luận giải thích: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”:
Vốn hiểu biết của mỗi người là rất quan trọng, nó giúp ích cho chúng ta trong mọi công việc của đời sống. Người càng hiểu biết, càng ham học hỏi thì càng có sự thành công lớn trong sự nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi chính là tiền đề của mọi sự hiểu biết, bạn có thể học trong nhà trường, trong gia đình và cả ngoài xã hội, bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Mỗi nơi bạn đến, mỗi con đường bạn đi qua đều có dấu ấn của những kiến thức mà bạn tích lũy được. Bởi vậy, ông cha ta từ ngày xưa đã có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
"Đi" là một hoạt động của con người nhằm bước ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với thực tế, với môi trường xã hội. "Một ngày đàng" ở đây được hiểu là khoảng thời gian khá ngắn để chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới bên ngoài. "Học" là việc tích lũy tri thức, thu nhận những vốn hiểu biết từ xã hội vào bên trong bản thân mình. "Một sàng khôn" là lượng kết quả mà mình có được sống quá trình cọ xát với thực tiễn.
Câu tục ngữ "Đi một đàng học một sàng khôn" được vận dụng nhiều trong thực tế như hàng năm nước ta có nhiều đợt phân chia các cán bộ, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến học hỏi khoa học kĩ thuật về ứng dụng trong nước. Cuối năm học, nhà trường thường hay tổ chức các buổi tham quan dã ngoại, đến các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức thực tế cho học sinh, hay để nâng cao khả năng thực hành bên cạnh những lý thuyết được học ở trường. Hay những đợt nghỉ hè, phụ huynh hay tạo điều kiện đưa con em đi du lịch để khám phá và được trải nghiệm văn hóa nhiều vùng miền, nâng cao hiểu biết và đó cũng như một phần thưởng nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và lời động viên của bố mẹ để bước vào năm học mới để học tốt hơn. Mỗi vùng đất ta bước chân đến sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ, đầy thú vị về cảnh sắc, con người, văn hóa, ẩm thực để ta có thêm hiểu biết. Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta không thể không nghĩ đến tấm gương sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh, người không những ham học mà còn ham trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước điều đó giúp Bác hấp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Như ta đã biết vốn tri thức giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà bản thân mỗi người đều muốn mình có tầm hiểu biết sâu rộng và tử nên tài giỏi, muốn được như vậy thì điều đầu tiên ta phải làm chín là đi và trải nghiệm để cảm nhận được thế giới xung quanh mình đang thay đổi thế nào và đón nhận những điều mới mẻ đang chào đón chúng ta ở phía trước. Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chính vì vậy khi thanh xuân vẫn lưng chừng tuổi trẻ vẫn chưa phai thì chúng ta hãy đi thật nhiều để trải nghiệm cuộc sống.
Tuy nhiên không phải là đi thật xa mới có thể học hỏi và nhận ra được mọi thứ mà quá trình học hỏi của chúng ta nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, ví dụ như khi ta đi ra đường gặp một e bé ăn xin, hay gặp một người già không có nơi nương tựa phải đi kiếm sống ngoài đường thì lúc đó bạn chợt nhận thấy mình thật may mắn so với họ để từ đó bạn biết quý trọng bản thân mình hơn và đặc biệt hơn nữa là mình phải giúp đỡ họ. “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình” khi mình sẵn sàng giúp đỡ họ mặc dù không giúp được gì nhiều ngoài một vài đồng tiền lẻ hay một chiếc bánh mì ta nhận lại được niềm vui và sự thanh thản, đối với mình nó không là gì nhưng đối với những người đó lại là một niềm an ủi, để họ vững tin trên thế giới này vẫn có những người tốt.
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.
(Sưu tầm)
2. Soạn câu luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ ở thời xa xưa mà còn có ý nghĩa với hiện tại. Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước, việc đi để học hỏi những điều mới, điều mình chưa biết là rất cần thiết với mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy bắt đầu cho mình những chuyến đi ngay từ bây giờ, bạn nhé!
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Rút gọn câu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Liệt kê Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản đề nghị Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập Phần Văn Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Dấu gạch ngang Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản báo cáo Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiểm tra phần Văn Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 tóm tắt