Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây, nhằm giúp các em có thể hiểu hơn về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn mang đến cho các em kiến thức về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận xét về thể thơ, số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần của bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" nguyên văn chữ Hán được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bốn câu, mỗi câu năm chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 2 và câu 4).

2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau bài thơ khác nhau ở chỗ:

+ Hai câu đầu: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc.

+ Hai câu sau: lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự vững bền muôn đời của đất nước.

- Nhận xét về cách biểu ý biểu và biểu cảm của bài thơ:

+ Hình thức biểu đạt cô đúc ngắn gọn.

+ Cảm xúc được dồn nén vào bên trong ý tưởng.

-> Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

3. Soạn câu 3 trang 68 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Điểm giống nhau về nội dung:

+ Đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

+ Đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ.

+ Đều thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Điểm giống nhau về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích, giọng điệu hào hùng.

4. Soạn câu luyện tập trang 68 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cách nói giản dị cô đúc của bài thơ có tác dụng thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta.

- Nó khiến hào khí chiến thắng như cô đúc, vang vọng mãi, dân ta thắng mà không kiêu.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM