Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài soạn Tục ngữ về con người và xã hội nhằm giúp các em nắm được những nội dung chính của bài. Từ đó, các em sẽ có cơ sở tiếp cận bài học trên lớp một cách tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Phân tích những câu tục ngữ đã cho:

(1) Một mặt người bằng mười mặt của

- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quan trọng hơn tiền bạc.

- Giá trị câu tục ngữ: Giá trị con người quan trọng.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Con người cần biết trân trọng bản thân mình hơn.

(2) Cái răng, cái tóc là gốc con người 

- Nghĩa của câu tục ngữ: Cái răng, cái tóc là những bộ phận thể hiện về con người ra sao.

- Giá trị câu tục ngữ: Nói lên những tính nết tốt đẹp của con người qua cái răng, cái tóc.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Rèn luyện cho con người về mặt hình thức.

(3) Đói cho sạch, rách cho thơm: 

- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù nghèo khổ nhưng phải sống nhân hậu.

- Giá trị câu tục ngữ: Cần giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Không được tham lam trong cuộc sống.

(4) Học ăn, học nói, học gói, học mở:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Học những cách giao tiếp cơ bản.

- Giá trị câu tục ngữ: Ứng xử một cách có học thức.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Sự giao tiếp hòa hợp với mọi người.

(5) Không thầy đố mày làm nên:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Sự dạy bảo của thầy cô là tất yếu.

- Giá trị câu tục ngữ: Nhấn mạnh vai trò của người thầy.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Con người cần phải trân trọng thầy cô.

(6) Học thầy không tày học bạn:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Đề cao việc học bạn.

- Giá trị câu tục ngữ: Khuyên con người nên biết học hỏi.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Không nên bó hẹp phạm vi học hỏi của bản thân.

(7) Thương người như thể thương thân:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Yêu thương người khác như yêu chính mình.

- Giá trị câu tục ngữ: Rèn luyện cách ứng xử có văn hóa.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phẩm chất yêu thương và nhân hậu.

(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Nghĩa của câu tục ngữ: Nhớ ơn người đã giúp đỡ mình.

- Giá trị câu tục ngữ: Vai trò của người mang lại thành quả.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Sống không được vô ơn.

(9) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Nghĩa của câu tục ngữ: Sự hợp nhất của nhiều cá thể sẽ làm nên thành công.

- Giá trị câu tục ngữ: Vai trò của sự đoàn kết.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Rèn cho con người thái độ sống đoàn kết.

2. Soạn câu 2 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

So sánh hai câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn:

a. Giống nhau: Đều đề cao việc học tập.

b. Khác nhau: Một câu đề cao vai trò người thầy, một câu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn. Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi dễ trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.

3. Soạn câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):

+ Một mặt người bằng mười mặt của.

+ Học thầy không tày học bạn.

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9):

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: quả:

-> Chỉ thành quả lao động, ăn quả - chỉ người hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây

- Từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc: không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung.

+ Ăn, nói, gói, mở: chỉ cách ứng xử nói chung.

4. Soạn câu luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ:

+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

+ Uống nước nhớ nguồn.

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.

+ Ăn cháo đá bát.

+ Của trọng hơn người.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM