Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ mang đến cho các em những kiến thức về những câu hát ca dao, dân ca đậm đà bản sắc dân tộc của người lao động. Từ đó, các em sẽ yêu mến hơn thể loại ca dao, dân ca - những câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài 1:

"Con cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

- Bài 2:

"Con cò mà đi ăn đêm

   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông".

=> Người nông dân mượn hình ảnh con cò để nói về cuộc đời, số phận của người nông dân bởi đây là con vật nhỏ bé, gần gũi với người nông dân.

2. Soạn câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Chúng ta thấy rất rõ ở bài ca dao thứ nhất, hiện lên cuộc đời vất vả lận đận của cò được diễn tả thật sâu sắc: Một mình cò phải lận đận giữa nước non lên thác xuống ghềnh, gặp nhiều cảnh bể đầy ao cạn ngang trái, khó nhọc kiếm sống qua ngày.

- Ngoài nội dung than thân ta còn thấy ở bài ca dao này vang lên tiếng tố cáo kết án đanh thép cái xã hội đương thời thối nát bất công áp bức thân phận nhỏ bé của những người nông dân khốn khổ.

3. Soạn câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cụm từ “thương thay” được sử dụng trong bài ca dao thứ hai: Thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những số phận nhỏ bé bất hạnh.

- Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

+ Nhấn mạnh niềm thương cảm, thương xót cho số phận bất hạnh khổ cực của người lao động.

+ Tạo ra sự kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Soạn câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trong ca dao thường mượn các hình ảnh cụ thể của các con vật làm phương tiện than thở về mình. Đồng thời họ cũng thường có sự đồng cảm với những con vật nhỏ bé tội nghiệp (như con sâu, cái kiến , con cò, cái vạc,...) mà họ cho là có chung thân phận số kiếp khốn khổ với mình.

- Những hình ảnh ẩn dụ trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung chi tiết. Vì vậy nỗi thương cảm không chung chung mà cụ thể xúc động hơn.

- Phân tích các nỗi thương thân:

+ Thương con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

+ Thương cho lũ kiến li ti kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho những con người vất vả làm lụng cả đời mà vẫn nghèo khó.

+ Thương con hạc lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người lao động.

+ Thương con cuốc kêu ra máu biết người nào nghe là thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái bất công không tìm được lẽ công bằng.

5. Soạn câu 5 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài 1:

"Thân em như áo mới may

Như cau bửa miếng bỏ trên khay trầu

Trăm năm không bỏ ngãi chàng đâu

Vì bà Nguyệt Lão đã bắc cầu lương duyên".

- Bài 2:

"Thân em như bông bưởi trắng ròng

Mùi thơm nức mũi, mà lòng sạch trong".

- Bài 3:

"Thân em như bông cúc trên trang

Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên".

- Bài 4:

"Thân em như cá ở trong lờ,

Hết phương vùng vẫy, không biết nhờ nơi đâu?".

- Bài 5:

"Thân em như cá rô mề,

Lao xao buổi chợ biết về tay ai?".

=> Những bài ca dao này thường nói về thân phận nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: họ bị coi thường khinh rẻ, không thể tự làm chủ tương lai cuộc đời mình.

- Điểm giống nhau về nghệ thuật của các bài ca dao này:

+ Thường là một cặp câu lục bát.

+ Mở đầu bằng cụm từ thân em.

+ Có hình ảnh so sánh thân em với những vật nhỏ bé tội nghiệp.

6. Soạn câu 6 trang 49 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Trong bài ca dao cuối có sự so sánh hết sức đặc biệt:

- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng).

- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh.

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời.

7. Soạn câu 1 luyện tập trang 50 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao trên là:

- Về nội dung:

+ Đều là những lời than thân xót thương cho số phận cuộc đời đau khổ bất hạnh của những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng.

+ Thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc.

+ Phản kháng tố cáo xã hội bất công thối nát.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát.

+ Âm điệu than thân thương cảm.

+ Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ thông qua những sự vật nhỏ bé tầm thường.

+ Đều sử dụng cụm từ thân em mang tính truyền thống.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM