Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những nội dung chính của bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt". Từ đó, các em có thể tiếp cận bài trên lớp tốt hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Phần 1 (đoạn 1, 2): Tiếng Việt đẹp và hay (luận điểm chính, tổng quát).

- Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

2. Soạn câu 2 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận định Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp và hay được trình bày:

+ Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt.

+ Vế thứ hai, giải thích ngắn gọn nhận định ấy.

3. Soạn câu 3 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp:

+ Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp.

+ Hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú giàu thanh điệu.

+ Uyển chuyển cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp.

+ Từ vựng dồi dào giá trị thơ nhạc họa.

+ Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

4. Soạn câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được tác giả chứng minh ở những mặt sau:

- Cái hay là ở khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng phản ánh đời sống phong phú tinh tế chính xác.

- Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi lên cảm xúc chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm.

- Tiếng Việt là thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng thanh điệu.

5. Soạn câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:

- Tác giả đã phải sử dụng một hệ thống chặt chẽ đó là nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt.

- Tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận.

- Lập luận chặt chẽ: nhận định ngay phần mở bài, tiếp đó chứng minh.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Sưu tầm nhận xét tiếng Việt của Xuân Diệu: “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”.

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 37 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7:

"Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu".

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

(Tục ngữ)

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM