Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về nhà thơ Đỗ Phủ - con người vượt lên trên bất hạnh cá nhân, thể hiện khát vọng cao cả: ước sao cho ngôi nhà vững chắc để che chở cho tất cả mọi người trong thiên hạ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài thơ chia làm 2 phần:

+ Phần đầu (gồm ba đoạn 1, 2, 3) kể và tả về hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả cùng gia đình về căn nhà bị gió thu tốc nát.

+ Phần sau (khổ còn lại): Ước mơ cao cả của nhà thơ.

- Cách gieo vần hết sức đặc biệt.

- Có phần dài phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ để linh hoạt trong viêc kể và tả, đồng thời thoải mái bộc lộ cảm xúc của tác giả. Đặc biệt, một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn các câu khác thể hiện sự vút lên của ước mơ.

2. Soạn câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét các phương thức biểu đạt mà nhà thơ sử dụng trong bài thơ:

- Tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn, linh động các phương thức biểu đạt trong  bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá".

- Ở khổ thơ 2, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn 2 phương thức biểu đạt là tự sự và miêu tả.

- Ở khổ thơ 4, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm một cách trực tiếp thông qua ước nguyện của mình.

3. Soạn câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.

- Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét  mà chẳng đòi lại được.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói.

-> Tất cả những nỗi khổ ấy được tác giả miêu tả sinh động khúc chiết với những nét điểm xuyết: từ trải cơn loạn ít ngủ nghê đã làm nỗi khổ như được nhân lên gấp bội.

4. Soạn câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhà thơ đã thể hiện lòng vị tha cùng đức hi sinh cao cả, thà mình chết rét để đổi lại cuộc sống tốt đẹp cho bao người dân khác.

- Giá trị của bài thơ sẽ giảm đi nhiều bởi bài thơ chỉ có giá trị tự hiện thực mà không có giá trị nhân đạo.

- Tình cảm cao quý của tác giả thể hiện ở phần cuối:

+ Là người có tấm lòng nhân ái: muốn có nhà rộng muôn gian, che khắp cho thiên hạ.

+ Là người có tấm lòng sự vị tha, cao thượng: nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

5. Soạn câu luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Ý chính của đoạn văn trên là:

- Tinh thần hi sinh cao cả, nghĩ cho người khác, không quan tâm chính mình.

- Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM