Soạn bài Làm thơ lục bát Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thể thơ lục bát. Từ đó, các em có thể thực hành làm một bài thơ lục bát đúng luật. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Làm thơ lục bát Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Cặp câu thơ lục bát gồm một câu sáu (lục) tiếng và một câu tám (bát) tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.

b. Phân tích:

- Câu thứ nhất: B - B - B - T - B - B.

- Câu thơ thứ hai: T - B - B - T - T - B - B - B.

- Câu thứ ba: T - B - T - T - B - B.

- Câu thơ cuối: T - B - T - T - B - B - B - B.

c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại.

d. Nhận xét về luật thơ lục bát:

- Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.

- Vần: chữ thứ sáu câu đầu (lục) vần với chữ thứ sáu câu sau (bát) và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế mà tiếp tục.

- Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc.

- Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn, cũng có khi lẻ.

+ Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3.

+ Câu bát: 2/2/2/2 hoặc 4/4 hoặc 3/5.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Điền từ thích hợp vào đoạn thơ lục bát cho đúng luật như sau:

- Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi như là mẹ mong

- Anh ơi phấn đấu cho bền

 Mỗi năm mỗi lớp phải nên kiên trì

- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

 Trong nhà tíu tít tiếng em đọc bài

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Có thể sửa lại như sau:

+ Vườn em cây quý đủ loài

Có cam có quýt có xoài có na.

+ Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM