Soạn bài Bánh trôi nước Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thể thơ Đường luật. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn thể hiện xã hội phong kiến bất công đối với người phụ nữ xưa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bánh trôi nước Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ khi đọc bài thơ "Bánh trôi nước": đây là bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

2. Soạn câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét hai nét nghĩa xuất hiện trong bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả:

- Bánh có bột ngoài màu trắng, bên trong là nhân đường ngọt ngào.

- Tùy thuộc vào tay người nặn mà bánh nát hay rắn.

- Bánh còn sống sẽ chìm xuống, bánh chín sẽ nổi lên.

b. Với nghĩa thứ hai:

- Vẻ đẹp của người phụ nữ: Trắng trẻo, tròn đầy.

- Phẩm chất: Có tấm lòng son sắt, chung thủy.

- Số phận: Số phận bấp bênh, phụ thuộc vào người khác, không được làm chủ số phận của mình.

c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Tại vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Nghĩa thứ nhất làm phương tiện để biểu đạt ý nghĩa thứ hai.

3. Soạn câu luyện tập trang 96 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Sưu tầm những bài ca dao bắt đầu bằng "thân em":

+ "Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu".

+ "Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai".

+ "Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa".

+ "Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày".

=>  Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM