Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa được nội dung của bài "Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích". Hy vọng các em sẽ có được một bài soạn trước khi đến lớp thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 69 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Muốn trả lời những câu hỏi “Tại sao?”, ta phải chỉ ra nguyên nhân và lí do quy luật làm nảy sinh hiện tượng đó (Ví dụ: lụt do mưa nhiều); ta phải vạch ra nội dung ý nghĩa của sự vật đó với thế giới con người. (Ví dụ: Đèn là vật để thắp sáng); ta phải chỉ ra loại sự vật mà nó thuộc vào (ví dụ: Con người là động vật biết nói, biết tư duy) -> cần đến văn nghị luận.

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trong văn nghị luận, giải thích là thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung nghĩa một từ, một câu, một khái niệm... Chúng thường tồn tại dưới dạng một tư tưởng, một quan niệm, đánh giá.

- Muốn vậy, người ta thường sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng hay nói cách khác là phải phân tích được nội dung của vấn đề ấy.

3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Bằng cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, người viết đã giải thích được vấn đề của lòng khiêm tốn. Đồng thời, tác giả còn sử dụng những dẫn chứng cụ thể, sinh động.

b. Liệt kê:

- Những câu định nghĩa:

+ "Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đứng đắn" (...).

+ "Khiêm tốn là tính nhã nhặn".

+ "Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận".

- Để giải thích về lòng khiêm tốn người viết đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau.

c. Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập để nói về những biểu hiện của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là cách giải thích. 

d. Cuối cùng tác giả đã làm cho bài văn mang tính thuyết phục hơn bằng cách dẫn chứng về cái hại, cái lợi của lòng khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng được coi là nội dung của giải thích, khiến vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc.

4. Soạn câu luyện tập trang 71 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Văn bản đã cho nói về "Lòng nhân đạo".

- Các ý chính:

+ Khái niệm lòng nhân đạo được nêu cụ thể và rõ ràng.

+ Cuộc sống cơ cực của con người.

+ Có ý thức giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

+ Rèn luyện những phẩm chất thương người.

- Cách giải thích: 

+ Mở bài: Nêu khái niệm về lòng nhân đạo.

+ Thân bài: Chỉ ra những biểu hiện của lòng nhân đạo trong cuộc sống.

+ Kết bài: Rèn luyện thái độ sống biết yêu thương và nhân hậu hơn.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM