Soạn bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn Đường luật. Từ đó, các em có thể tiến hành phân tích những bài thơ Đường luật khác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 105 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- "Bạn đến chơi nhà" là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đặc điểm:

+ Số câu, số chữ: bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ.

+ Hiệp vần ở chữ cuối câu: 1, 2, 4, 6, 8.

+ Phép đối ở các cặp câu giữa: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.

2. Soạn câu 2 trang 105 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết bởi vì những lý do sau:

a. Đúng ra, khi bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn chu đáo, thịnh soạn.

b. Nhưng sáu câu kế tiếp Nguyễn Khuyến lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt: Mọi thứ đều có sẵn nhưng do hoàn cảnh éo le nên không thể đem ra để thiết đãi bạn (chợ thì xa mà lại không có ai ở nhà, ao sâu không thể bắt cá, vườn rộng nên không thể đuổi gà, rau quả có trồng trong vườn nhưng chưa lớn, miếng trầu cũng không có).

-> Tình huống được tạo ra hóm hỉnh bông đùa, mọi thứ tưởng có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh tình bạn chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.

c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Qua đây có thể thấy nhà thơ và người bạn là một mối tình cảm tri âm, tri kỉ biết yêu quý, cảm thông cho nhau.

d. Khi bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến rất quan tâm, muốn tiếp đón bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép ông làm điều đó, chứng tỏ Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

-> Tình bạn của nhà thơ trong bài thơ này là một tình cảm chân thành, tha thiết vượt lên trên mọi vật chất tầm thường, vươn đến mối tình tri âm tri kỉ thấu hiểu nhau.

3. Soạn câu luyện tập trang 106 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Phân tích sự khác nhau của hai bài thơ sau đây:

- Sau phút chia li:

+ Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

+ Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

- Bạn đến chơi nhà:

+ Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

+ Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

+ Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM