Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là món quà từ những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 162 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét nội dung và bố cục:

- Văn bản trên nói về một thứ quà mang nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là "Cốm".

- Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận. Phương thức chủ yếu là biểu cảm.

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.

+ Phần 2: Tiếp đến “nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.

+ Phần 3: Còn lại: Cách thưởng thức cốm.

2. Soạn câu 2 trang 162 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

+ Cốm chính là một món quà đặc biệt, mang đậm hương vị nhẹ nhàng, ngọt ngào của đồng quê.

+ Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè.

+ Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh.

- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

+ Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.

+ Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".

+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi.

3. Soạn câu 3 trang 162 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét ý kiến của tác giả:

- Tác giả cho rằng Cốm mang đầy đủ màu sắc và hương vị ngọt ngào.

- Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, là quà tặng của đồng quê, nó mang hương vị vừa thanh nhã, tinh khiết vừa đậm đà của đồng nội.

- Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:

+ Màu sắc: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

+ Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc.

4. Soạn câu 4 trang 163 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận xét câu văn của tác giả:

+ Câu văn như một niềm tự hào về món quà của lúa non: Cốm - một nét đẹp văn hóa từ lâu đời của dân tộc ta.

+ Câu văn ấy đã kết tinh sự phát hiện và cảm nhận sâu sắc tinh tế với tất cả lòng trân trọng của tác giả về một sản vật bình dị mà đặc sắc của đồng quê đất nước.

+ Qua sự cảm nhận của tác giả hạt cốm chứa đựng ý nghĩa và giá trị sâu xa về cả vật chất lẫn văn hóa của đất nước.

5. Soạn câu 5 trang 163 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị:

- Nhà văn muốn chuyển tải thông điệp: Cốm chính là món quà thiên nhiên ban tặng, cần phải trân trọng và giữ gìn theo thời gian.

- Nhà văn có cái nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trọng khi nói về sự thưởng thức một món ăn ý vị sâu xa như cốm: Ăn cốm phải ăn từng chút ít.... cái dịu dàng thanh đạm thảo mộc của nó.

- Mua cốm phải nhẹ nhàng nâng đỡ không phải thọc tay hay mân mê món quà thần tiên ấy.

6. Soạn câu 6 trang 163 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng:

- Để cảm nhận được một cách đầy đủ những hương vị của Cốm, tác giả đã cảm nhận bằng nhiều giác quan.

- “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều”.

- Sự thưởng thức cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế : “Ăn cốm phải ăn từng chút ít,… loài thảo mộc”…

7. Soạn câu luyện tập trang 163 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- "Nếu em lòng dạ đối thay

Cốm này bị mốc, hồng này long tai".

- "...Một đàn cò trắng kia ơi!

Có nghe ta hát những lời nầy không?

Hát câu đẹp cốm tươi hồng,

Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi!".

- "Nghề chi ba vốn bốn lời

Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm".

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM