Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu được vai trò của từ Hán Việt dùng để tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, tạo sắc thái cổ xưa. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em sử dụng từ Hán Việt một cách phù hợp trong viết văn và trong giao tiếp hằng ngày. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Sử dụng từ Hán Việt

1.1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Những câu văn dưới đây không dùng từ thuần Việt mà dùng từ Hán Việt là vì: phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi mà không dùng các từ thuần Việt tương đương như: đàn bà, chết, chôn, xác chết vì các từ hán việt mang sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính, sắc thái trang nhã, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.

- Các từ in đậm: kinh đô, yết kiên, trẫm, bệ hạ, thần tạo sắc thái cổ trang mang bầu không khí trang trọng xưa.

1.2. Soạn câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trong các cặp câu, đã cho câu thứ hai trong mỗi cặp câu ấy hay hơn.

- Lý do: vì câu thứ nhất dùng từ Hán Việt đã làm cho lời ăn tiếng nói thiêu tự nhiên không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống như sau:

+ Mẹ/ thân mẫu.

+ Phu nhân/ vợ.

+ Sắp chết/ lâm chung.

+ giáo huấn/ dạy bảo.

2.2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Sở thích dùng từ Hán Việt của người Việt Nam do nhiều lý do sau:

+ Người Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa.

+ Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân.

2.3. Soạn câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.

2.4. Soạn câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận xét: hai từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ dùng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, làm cho lời nói thiếu tự nhiên:

+ “Bảo vệ” mang sắc thái trang trọng, còn câu nói là một lời dặn dò thân mật, gần gũi, cho nên thay từ “bảo vệ” thành từ giữ gìn.

+ “Mĩ lệ” cũng được dùng với sắc thái trang trọng, còn trong câu hướng đến đối tượng là một đồ vật gần gũi, bình dị, cho nên thay từ “mĩ lệ” thành từ “đẹp đẽ”.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM