Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm hiểu đề văn nghị luận và rèn luyện kĩ năng lập ý được cho bài văn nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:

a. Tất cả các đề đưa ra đều có thể xem là đầu đề (đề bài) của một văn bản, bài viết.

b. Nhận xét chung:

- Đặc điểm căn cứ để xác định là đề văn nghị luận:

- Có vấn đề để trao đổi, bàn bạc.

- Yêu cầu người viêt có ý kiến riêng về vấn đề.

- Ý nghĩa của tính chất đề văn với việc làm văn:

+ Biết viết đúng chủ đề.

+ Đòi hỏi kĩ năng viết mạch lạc, đúng đắn đối với người viết.

c. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

- Đề nêu vấn đề: không nên tự phụ.

- Chúng ta thấy rằng vấn đề có phạm vi và đối tượng rất rõ ràng, đó là tính tự phụ của con người trong cuộc sống.

- Khuynh hướng tư tưởng là phủ định, khuyên can, nhắc nhở.

- Đòi hỏi ở người viết: phải có thái độ đúng mực về tính tự phụ, về tính tự cao, phải biết khiêm tốn học hỏi.

2. Soạn câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Tìm hiểu đề văn “Chớ nên tự phụ”:

- Đề này đòi hỏi người viết phải: hiểu thế nào là tính tự phụ, biểu hiện của tính tự phụ, phân tích tác hại của tính tự phụ và nhắc nhở, khuyên mọi người chớ nên tự phụ.

- Đề nêu lên vấn đề: tự phụ là tiêu cực vì vậy không nên tự phụ.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.

- Khuynh hướng tư tưởng của đề này là phủ định, phê phán tính tự phụ.

b. Chúng ta cần lưu ý rằng trước một đề nếu muốn bài văn thuyết phục thì bắt buộc chúng ta cần phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.

3. Soạn câu luyện tập trang 20 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận: khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của sách với đời sống.

- Yêu cầu: Phân tích tác dụng của sách với nhận thức, với đời sống tinh thần của con người. Từ đó khẳng định sách là người bạn không thể thiếu và đưa ra lời khuyên nên đọc sách.

b. Lập ý:

- Giới thiệu về sách.

- Sách đem đến một thế giới mới, đưa ta đi vào miền đất hiểu biết và khám phá.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

- Sách thân thiết như người bạn: thư giãn, giúp ta cảm nhận được cái đẹp.

- Lời khuyên: biết trân trọng, yêu quý và đọc sách nhiều hơn.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM