Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng để cho câu văn thêm sinh động, chuyển tải được nội dung chính. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Công dụng của trạng ngữ

1.1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Trạng ngữ trong ngữ liệu đã cho là:

(1) "Thường thường, vào khoảng đó".

(2) "Sáng dậy".

(3) "Trên giàn hoa thiên lí".

(4) "Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong".

b. Trạng ngữ trong ngữ liệu đã cho là: "Về mùa đông".

-> Ở đây, những trạng ngữ này có thể không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được. Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt.

1.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Đối với một bài văn nghị luận thì các em cần phải lưu ý những luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn.

2. Tách trạng ngữ thành câu riêng

2.1. Soạn câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Câu in đậm trong ngữ liệu trên là một trạng ngữ và trạng ngữ đó nhằm hướng đến một mục đích nhất định nên đã được tách ra thành hai câu riêng.

2.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Người viết đã tách câu trong ngữ liệu trên với mục đích là nhấn mạnh nội dung cần nói đến trong câu, biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Tác dụng của các trạng ngữ:

- Trong ngữ liệu trên tác giả đã sử dụng trạng ngữ linh hoạt với tác dụng làm cho câu văn chuyển tải được nội dung một cách đầy đủ nhất.

- Trạng ngữ giúp đoạn văn được mạch lạc hơn.

3.2. Soạn câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. "Năm 72 "=> nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.

b. "Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" => nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.

3.3. Soạn câu 3 trang 48 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt có sử dụng trạng ngữ: Từ ngàn xưa đến nay, nước ta luôn tự tin vào thứ tiếng dân tộc của mình. Tiếng dân tộc chính là niềm tự hào của người Việt Nam. Tiếng Việt giàu, tiếng Việt đẹp nằm ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Trong nền văn học nước nhà, “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh),… thật đáng tự hào về một lối sử dụng tiếng Việt. Để tạo nên những kiệt tác, các tác gia không ngừng làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, vẽ màu cho ngôn ngữ tuyệt vời này.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM