Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. Từ đó, các em có thể tiến hành viết một bài văn biểu cảm đầy đủ bố cục ba phần. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam:

+ Tre có nhiều công dụng trong cuộc sống, đầu tiên là tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu.

+ Tre là vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam.

- Gợi nhắc quan hệ với sự vật cũng là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Hồi tưởng quá khứ khơi gợi lên mạch cảm xúc tuổi thơ như trở lại, mong manh dễ vỡ, tái sinh niềm vui kì diệu.

- Sự trân trọng, quý mến một món đồ vật, việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cho tác giả một niềm vui kì diệu được hóa thân tnành con gà trông để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Từ cảm xúc ấy, tác giả mở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ.

- Đó cũng là một cách bày tỏ tình cảm của mình đối với sự vật.

3. Soạn câu 3 trang 119 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Hiệu quả nghệ thuật mà đoạn văn mang lại:

- Việc tưởng tượng ra tình huống cũng là cách nêu ra mong muốn, khao khát của bản thân.

- Thể hiện tình cảm một cách chân thành và đằm thắm với cô giáo bắt đầu từ một tình huống (lời nói của cô giáo). Tình cảm sâu sắc ấy được bộc lộ qua những kỉ niệm mà tác giả gợi lại.

- Bằng sự liên tưởng độc đáo, sáng tạo trong đoạn văn, tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước, ước mong về tương lai, nhắn nhủ ân tình Nam - Bắc sâu nặng, bền chặt.

4. Soạn câu 4 trang 120 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

-> Hình ảnh "u tôi" hiện ra càng rõ nét bao nhiêu, nhận xét càng chân thực, sắc sảo bao nhiêu thì tình thương yêu càng sâu sắc bấy nhiêu.

5. Soạn câu luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Cảm xúc về vườn nhà

- Tưởng tượng lại khu vườn của nhà em trông như thế nào? Có hoa và có cây xanh không? Từ đó, nêu cảm xúc của em với khu vườn.

- Khu vườn đã gợi cho em những kỉ niệm đáng quý nào? Sự gắn bó của khu vườn với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của gia đình mình. Khu vườn gợi lại bao kỉ niệm thân yêu, đầm ấm với mọi người thân trong gia đình. Khu vườn còn ghi lại bao chứng tích lao động của cha mẹ, ông bà...

b. Cảm xúc về con vật nuôi

- Em thích gì ở con vật? Vẻ ngoài hay sự dễ thương của con vật?

- Nguồn gốc con vật, đặc thù giống loài.

- Sự gần gũi, chăm sóc của em và gia đình.

- Tình cảm của em và hành động của con vật với em.

c. Cảm xúc về người thân

- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa em với người thân đó.

- Nhắc lại những kỉ niệm đẹp, khó quên.

- Sự thân thiết với người thân đó ra sao?

- Có nỗi buồn, mâu thuẫn nào xảy ra không?

- Thể hiện tình cảm thắm thiết đối với người thân đó.

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

- Nêu những nét chính về ngôi trường đó.

- Những niềm vui, sự gắn bó tại ngôi trường này.

- Sự thay đổi về ngôi trường.

- Cảm xúc của em với ngôi trường.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM