Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có ý thức hơn trong việc sử dụng từ ngữ một cách phù hợp và đúng chuẩn mực. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống như sau:

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

+ "Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành".

+ "Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì".

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

+ "Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập".

+ "Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả".

2. Soạn câu 2 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Em hãy liệt kê những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

+ "Cha chú, chả lụa, chạc, chạch".

+ "Chạm, chào, cháy".

+ "Chán, chát, chăm".

+ "Trời, trục, truyện".

+ "Trúng, trợn, trừng, tru tréo".

+ "Khẩn khoản, ngẩn ngơ, đỏ".

+ "Trắng, trơn tru, trong trẻo".

+ "Hỗn loạn, khập khễnh, lịch lãm".

3. Soạn câu 3 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng một từ đã tìm được ở bài tập trên:

Qua văn bản "Đọc tiểu Thanh Kí" người đọc đã cảm nhận được rằng Nguyễn Du luôn đau đáu, đồng cảm, xót thương đến số phận của những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ. Càng thương tiếc Tiểu Thanh bao nhiêu thì Nguyễn Du lại nghĩ đến bản thân mình bấy nhiêu. Rồi mai này Nguyễn Du cũng mất đi nhưng không biết rằng có ai khóc Tố Như không. Câu hỏi cất lên mang đầy sự trăn trở về số phận mình. Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã ngẩn ngơ suy nghĩ đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. 

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM