Bệnh cảm cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh cảm cúm là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thông thường, tình trạng này có thể được điều trị tại nhà và sẽ khỏi sau khoảng một tuần. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Bệnh cảm cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm virus, thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gồm mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi lúc bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Nhiều người thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh vì hai tình trạng này đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm khác nhau.
Sự khác biệt giữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh
Cảm lạnh và cúm ban đầu nhìn có vẻ giống nhau. Tuy nhiên, thực tế, virus gây ra hai bệnh này hoàn toàn khác nhau.
Thông thường, bạn chỉ có thể dựa vào triệu chứng để phân biệt hai tình trạng này.
Các triệu chứng chung của cảm cúm và cảm lạnh gồm:
- Chảy nước mũi và nghẹt mũi ;
- Hắt xì ;
- Nhức mỏi cơ thể;
- Mệt mỏi.
Thực tế, dấu hiệu cảm cúm thường nghiêm trọng hơn các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, cảm lạnh hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe khác, trong khi cúm có thể gây nhiễm trùng xoang và tai, viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ thường cho bạn làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng cảm của bạn. Nếu bị cảm lạnh, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm triệu chứng cho đến khi virus đã hết. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm sử dụng thuốc cảm lạnh không kê đơn (OTC), uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều.
Uống thuốc cảm cúm sớm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian bạn bị bệnh. Nghỉ ngơi và uống nhiều nước cũng có lợi cho những người bị cúm. Giống như cảm lạnh thông thường, cúm cũng sẽ tự khỏi theo thời gian.
2. Các triệu chứng cảm cúm
Các dấu hiệu cảm cúm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, đôi khi nó có thể gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng sau:
- Sốt hoặc ớn lạnh;
- Ho;
- Đau họng;
- Chảy nước mũi và nghẹt mũi;
- Đau nhức cơ thể;
- Đau đầu;
- Mệt mỏi.
Một số người có thể nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù các triệu chứng cảm cúm này thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn.
Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu cảm cúm sau đây, bạn hoặc con bạn nên đến gặp bác sĩ:
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
Thở nhanh hoặc khó thở Môi hoặc mặt xanh Thở gắng sức Đau ngực Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại) Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc) Không có phản ứng hoặc tương tác khi thức dậy Co giật Sốt trên 40°C Trẻ dưới 12 tuần và sốt (dù nhẹ hay nặng) Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn
Dấu hiệu cảm cúm ở người lớn
Khó thở hoặc thở nông Đau hoặc căng tức ở ngực hoặc bụng Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, không có khả năng tỉnh táo Co giật Không đi tiểu Đau cơ nghiêm trọng Suy nhược Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn
3. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là gì?
Virus cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.
Virus cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trước đây bạn bị cúm, cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại loại virus đặc biệt đó. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với chủng mà bạn gặp phải trước đây, các kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, các kháng thể không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới. Do đó, bạn vẫn có thể mắc bệnh cúm trong tương lai.
4. Những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc các biến chứng của bệnh bao gồm:
Tuổi tác. Cúm theo mùa có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
Hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, sử dụng lâu dài steroid, ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
Bệnh mãn tính. Các bệnh mãn tính, bao gồm các bệnh về phổi như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh, bất thường ở đường thở, bệnh thận, gan hoặc máu, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
Sử dụng aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi. Những trẻ dưới 19 tuổi và đang điều trị bằng aspirin trong thời gian dài có nguy cơ mắc hội chứng Reye nếu bị nhiễm cúm.
Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc các biến chứng cúm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Phụ nữ hai tuần sau sinh cũng có nhiều khả năng bị biến chứng liên quan đến cúm.
Béo phì. Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng có nguy cơ mắc biến chứng cúm.
5. Cách chẩn đoán bệnh cảm cúm
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng cảm cúm và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện virus cúm.
Trong thời gian khi cúm lan rộng, bạn có thể không cần xét nghiệm. Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán cúm. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều bệnh viện và phòng thí nghiệm. Xét nghiệm PCR nhạy hơn các xét nghiệm khác và có thể xác định được chủng virus cúm.
6. Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Thuốc trị cảm cúm
Cảm cúm uống thuốc gì? Đây là điều nhiều người thường thắc mắc. Thực tế, các thuốc trị cảm cúm không kê đơn chỉ làm giảm triệu chứng, không chữa khỏi bệnh. Các thuốc này bao gồm:
Thuốc thông mũi (Decongestants). Thuốc thông mũi sẽ làm loãng chất nhầy trong xoang. Do đó, bạn sẽ dễ xì mũi hơn. Thuốc thông mũi có nhiều dạng, bao gồm dạng hít hoặc dạng viên.
Thuốc giảm ho. Ho, đặc biệt là vào ban đêm, là một triệu chứng cúm phổ biến. Thuốc ho không kê đơn có thể làm giảm hoặc ức chế phản xạ ho của bạn. Thuốc ho hoặc viên ngậm có thể làm dịu cơn đau họng và ức chế ho.
Thuốc làm long đờm. Loại thuốc này có thể giúp bạn ho ra đờm nếu có nhiều chất nhầy tắc nghẽn trong ngực.
Thuốc kháng histamine. Loại thuốc này thường giúp trị nghẹt và chảy mũi. Tuy nhiên, thuốc này có thể khiến bạn rất buồn ngủ.
Các thuốc trị cảm cúm trên thường có chứa nhiều hoạt chất giống nhau. Do đó, bạn không nên tự ý dùng hoặc dùng với liều gấp đôi vì có thể dẫn đến quá liều và các biến chứng khác. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng.
Các cách điều trị cảm cúm khác
Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong thời gian chờ khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm triệu chứng cúm:
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc Giữ ấm cơ thể Sử dụng paracetamol và ibuprofen để hạ sốt và điều trị đau nhức Uống nhiều nước để tránh mất nước
7. Các phòng tránh virus cúm lây lan
Bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên có các biện pháp để tránh lây lan virus cho người khác, chẳng hạn như:
Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt là sau khi ho và hắt hơi Sử dụng khăn giấy để che khi bạn ho và hắt hơi Tránh đến những nơi đông người để không lây lan virus
Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không?
Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, cúm thường không nghiêm trọng. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khổ sở trong khi mắc bệnh, nhưng cúm thường hết sau một hoặc hai tuần mà không có tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người lớn có nguy cơ cao có thể bị biến chứng như:
Viêm phổi Viêm phế quản Hen suyễn bùng phát Vấn đề tim mạch Nhiễm trùng tai
Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh cảm cúm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Lao phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Balantiditium - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lây truyền từ động vật sang người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm Sporotrichosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quai bị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Rickettsia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh truyền nhiễm
- doc Bệnh biên trùng do Anaplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Brucella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh và cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chích ngừa cúm - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh Chlamydia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cúm A H1N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm gia cầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H7N9 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dại - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dịch hạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Ebola - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai bẩm sinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giời leo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ cam mềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpangina - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốc nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đếm tế bào CD4+ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đậu mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phổi do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm số lượng virus HIV - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ở cổ họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh whipple - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Enterovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng West Nile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rubella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt siêu vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sùi mào gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt bẹn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị