Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sốt Lassa là một bệnh lây truyền từ động vật sang người. Vật chủ phổ biến của virus này là loài chuột thuộc chi Mastomys. Khi bị nhiễm virus Lassa, loài chuột này sẽ không có biểu hiện bệnh nhưng có thể lây lan virus qua nước tiểu và phân của chúng. Khoảng 80% người nhiễm virus Lassa không có triệu chứng. Ngoài ra, cứ 5 người nhiễm bệnh Lassa sẽ có 1 người tiến triển thành bệnh nặng hơn. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Mặc dù virus gây bệnh sốt Lassa lần đầu được miêu tả vào những năm 1950 của thế kỷ XX, nhưng nó chỉ được xác định chính xác vào năm 1969. Virus này là một loại virus ARN đơn chuỗi thuộc họ virus Arenaviridae.

Khoảng 80% người nhiễm virus Lassa sẽ không có triệu chứng. Ngoài ra, cứ 5 người nhiễm bệnh sẽ có 1 người tiến triển thành bệnh nặng hơn, trong đó virus sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan, như gan, lá lách và thận.

Sốt Lassa là một bệnh lây truyền từ động vật sang người. Vật chủ phổ biến của virus này là loài chuột thuộc chi Mastomys. Khi bị nhiễm virus Lassa, loài chuột này sẽ không có biểu hiện bệnh nhưng có thể lây lan virus qua nước tiểu và phân của chúng.

Do các dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác nhau nên bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Tuy nhiên, sau khi xác nhận bệnh, bác sĩ sẽ nhanh chóng cách ly người bệnh, kiểm soát, phòng ngừa nhiễm trùng và theo dõi nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Sốt Lassa thường phổ biến ở các quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các nước châu Phi khác nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời.

2. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường từ 6-21 ngày. Khi bệnh khởi phát, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ từ. Ban đầu, bạn sẽ sốt, mệt mỏi và khó chịu. Sau một vài ngày, các dấu hiệu như đau đầu, đau họng, đau cơ, đau ngực, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ho và đau bụng sẽ xuất hiện. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sưng mặt, có dịch trong khoang mũi, chảy máu ở miệng, mũi, âm đạo và đường tiêu hóa, hạ huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có protein trong nước tiểu. Trong giai đoạn sau của bệnh, bạn có thể bị sốc, co giật, run, mất phương hướng và hôn mê.

Khoảng 25% người bệnh sống sót sẽ bị mất thính lực và khoảng 50% trong số này sẽ nghe trở lại bình thường sau 1-3 tháng. Trong quá trình phục hồi, người bệnh cũng có thể bị rụng tóc tạm thời và có dáng đi bất thường.

Bệnh cũng có thể khiến người bệnh tử vong trong 14 ngày kể từ khi khởi phát. Phụ nữ mang thai khi nhiễm virus sẽ cực kì nguy hiểm. Theo thống kê, khoảng 80% trường hợp, bệnh khiến mẹ bầu tử vong hoặc sẩy thaitam cá nguyệt cuối.

3. Nguyên nhân

Sốt Lassa được lây truyền qua những đường nào?

Con người thường bị nhiễm virus Lassa do tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân của chuột Mastomys nhiễm bệnh. Virus Lassa cũng có thể lây lan giữa người thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, nước tiểu, phân hoặc dịch tiết cơ thể của người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể được lây lan qua các thiết bị y tế, như kim tiêm tái sử dụng, hoặc qua đường tình dục. Không có bằng chứng dịch tễ nào cho thấy virus lây lan qua đường không khí.

Sốt Lassa có thể xảy ra ở bất cứ ai. Những người có nguy cơ cao nhất là người sống ở nông thôn nơi thường có nhiều chuột Mastomys, đặc biệt là trong các cộng đồng có điều kiện vệ sinh kém hoặc dân cư đông đúc. Nhân viên y tế vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu không thực hành kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng đúng cách trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sốt Lassa?

Do các triệu chứng của sốt Lassa rất đa dạng và không đặc hiệu, việc chẩn đoán lâm sàng thường rất khó khăn, đặc biệt là khó phát hiện bệnh sớm để điều trị. Sốt Lassa rất khó phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết do virus khác như bệnh do virus Ebola cũng như các bệnh khác gây sốt, bao gồm sốt rét, bệnh Shigella, sốt thương hànsốt vàng.

Nhiễm virus Lassa chỉ có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau:

Phản ứng tổng hợp chuỗi phiên mã ngược (PCR) Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với Enzyme (ELISA) Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.

Những phương pháp nào giúp điều trị sốt Lassa?

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả là sớm dùng thuốc ribavirin – một loại thuốc kháng virus – trong quá trình điều trị bệnh lâm sàng. Không có bằng chứng để hỗ trợ vai trò của ribavirin như điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đối với sốt Lassa.

Hiện tại không có vắc-xin bảo vệ chống lại bệnh sốt Lassa.

5. Phòng ngừa

Các phòng tránh bệnh tốt nhất là giữ khu vực sống luôn sạch sẽ để ngăn chặn loài gặm nhấm vào nhà. Các biện pháp hiệu quả bao gồm lưu trữ ngũ cốc và các thực phẩm khác trong các thùng nhựa, vứt rác ra khỏi nhà, lau dọn nhà cửa sạch sẽ và nuôi mèo. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình phải luôn cẩn thận để tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể trong khi chăm sóc người bệnh.

Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhân viên phải luôn áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tiêu chuẩn khi chăm sóc bệnh nhân, bất kể chẩn đoán giả định của họ. Các biện pháp này bao gồm luôn rửa tay sạch sẽ, bảo vệ đường hô hấp bằng khẩu trang, mặc đồ bảo hộ.

Người đi từ vùng dịch trở về nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe và cách ly kịp thời để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Sốt Lassa, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM