Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

H5N1 là một loại virus cúm gây ra bệnh hô hấp nặng, truyền nhiễm nguy hiểm ở loài chim gọi là cúm gia cầm. Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus cúm gia cầm nhất định gây ra. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh cúm H5N1, mời các bạn tham khảo!

Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh cúm H5N1 là gì?

H5N1 là một loại virus cúm gây ra bệnh hô hấp nặng, truyền nhiễm nguy hiểm ở loài chim gọi là cúm gia cầm. Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus cúm gia cầm nhất định gây ra. Có rất nhiều loại cúm gia cầm, trong đó các loại bệnh phổ biến nhất mà nhân viên y tế lo ngại là virus cúm gia cầm H5N1 và H7N9. Các virus này được tìm thấy ở một số loài chim hoang dã. Thông thường, các loài chim hoang dã không bị bệnh do nhiễm virus nhưng chúng có thể dễ dàng truyền virus cho các loài chim được nuôi để lấy thịt, chẳng hạn như gà, vịt và gà tây và làm chúng bệnh nặng.

Bên cạnh đó, H5N1 là một loại virus gây bệnh cúm gia cầm có nguy cơ tử vong cao (HPAI). Bệnh gây tử vong đối với hầu hết các loài chim, cho người và động vật có vú khác bị lây nhiễm virus từ chim.

Vì bệnh này đã lan truyền đến các loài chim hoang dã, lợn và thậm chí cả với lừa, nên sẽ rất khó khăn để diệt trừ nhưng không phải không thể. Tính đến năm 2011, bệnh đã được phát hiện tại 6 quốc gia: Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm H5N1 là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm H5N1 có thể tương tự như bệnh cúm thông thường nhưng nếu không có phương pháp điều trị thích hợp bệnh có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

Ho; Sốt; Viêm họng; Đau cơ; Đau đầu; Khó thở; Một số người cũng bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp, dấu hiệu duy nhất của bệnh là nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:

Bạn bị sốt, ho và đau nhức cơ thể; Đã đi du lịch đến một nơi trên thế giới trong thời gian gần đây, nơi dịch cúm gia cầm xảy ra; Nếu bạn đã đến bất kỳ trang trại hay chợ ngoài trời.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh cúm H5N1?

Virus. Sau khi virus lây truyền từ một con chim hoang dã sang gia cầm, chúng có thể dễ dàng nhanh chóng lan rộng đến hàng trăm hoặc hàng ngàn gia cầm khác. Gia cầm nhiễm bệnh phải bị tiêu hủy để ngăn chặn virus lây lan; Những người có tiếp xúc với gà, vịt, gà tây bị bệnh hoặc bị lây nhiễm virus. Virus cúm gia cầm có thể lây qua phân và nước bọt của chúng trên bề mặt như lồng, máy kéo và thiết bị nông nghiệp khác.

Hầu hết mọi người không nên quá lo lắng về bệnh với virus cúm gia cầm. Bạn không thể mắc dịch cúm gia cầm từ việc ăn thịt gà, gà tây hoặc vịt đã được nấu chín hoàn toàn vì virus đã bị tiêu diệt bởi nhiệt.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh cúm H5N1?

Bệnh cúm gia cầm rất phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Không giống như các loại cúm khác ở người, bệnh cúm H5N1 (cúm gia cầm) không dễ dàng lây lan từ người sang người. Rất ít các trường hợp nhiễm bệnh này do lây truyền từ người sang người, chỉ khi nào trong các trường hợp có sự tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh như người mẹ chăm sóc cho trẻ bị nhiễm bệnh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm H5N1?

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với cúm H5N1, chẳng hạn như:

Nguy cơ lớn nhất là việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm như lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Rất hiếm khi dịch cúm gia cầm được truyền từ người sang người; Các kiểu lây truyền bệnh người vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể bị nhiễm cúm gia cầm mặc dù dường như độ tuổi nhiễm bệnh phụ thuộc vào loại cúm gia cầm. Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng bởi H7N9 là 62, trong khi của những người mắc H5N1 chỉ là 26.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh cúm H5N1?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ những việc như:

Thực hiện các xét nghiệm: bác sĩ có thể kiểm tra mẫu chất lỏng từ mũi hoặc cổ họng để xác định bạn có nhiễm virus cúm gia cầm hay không. Tốt nhất là nên thực hiện các xét nghiệm này trong vài ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng xuất hiện; Kiểm tra hình ảnh: chụp X-quang có thể giúp đánh giá tình trạng của phổi, giúp chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cúm H5N1?

Bác sĩ sẽ điều trị cúm gia cầm dựa trên sự ảnh hưởng của virus đến cơ thể bạn. Trong một số trường hợp, các loại thuốc kháng virus có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng các chuyên gia cũng lo ngại rằng một số loại thuốc kháng virus có thể không có ích trong việc chống lại virus cúm gia cầm;

Nếu mắc cúm gia cầm, bạn buộc phải ở trong phòng cách ly của bệnh viện để giảm nguy cơ lây lan virus cho người khác; Một số bệnh nhân cúm gia cầm có thể cần máy thở để có thể thở dễ dàng hơn. Một số bệnh nhân khác có thể cần một máy lọc máu. Nếu bệnh không thuyên giảm khi đã điều trị được hơn nửa quá trình, rất có thể bệnh sẽ dẫn đến tử vong.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm H5N1?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tiêm vắc xin cúm gia cầm Vắc xin này có thể được dùng đại trà như một cách phòng ngừa có tính hạn chế cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh.  “Có tính hạn chế” nghĩa là bạn phải đợi vắc xin khác chuyên hóa hơn trong việc ngăn chặn các loại vi-rút truyền nhiễm.

Khuyến cáo khách du lịch

Nếu bạn đang đi du lịch đến Đông Nam Á hoặc bất kỳ khu vực nào có dịch cúm gia cầm, hãy xem xét các khuyến nghị sức khỏe cộng đồng sau:

Tránh tiếp xúc với các loài gia cầm được nuôi nhốt. Bạn không nên đến các khu vực nông thôn, trang trại nhỏ và chợ ngoài trời; Rửa tay. Đây là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng các loại. Bạn nên sử dụng chất cồn rửa tay khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn khi đi du lịch; Hỏi về tiêm phòng cúm. Trước khi đi du lịch, bạn hãy tham khảo ý kiếm của bác sĩ về việc tiêm phòng cúm. Vắc xin sẽ không thể bảo vệ cho bạn không mắc bệnh cúm gia cầm một cách tuyệt đối, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ gia cầm và người khác.

Chăn nuôi gia cầm và sản phẩm từ trứng

Tránh để ô nhiễm chéo. Sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa thớt, đồ dùng và tất cả các bề mặt có tiếp xúc với gia cầm sống; Nấu chín kĩ. Nấu thịt gà cho đến khi nước có màu trong và đạt đến nhiệt độ tối thiểu là 74oC; Tránh xa các loại trứng sống. Bởi vì vỏ trứng thường bị ô nhiễm với phân chim, tránh các thực phẩm có chứa trứng sống hoặc nấu chưa chín.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh cúm H5N1, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM