Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sốt vàng là một bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền qua vết đốt của muỗi, thường gặp ở Nam Mỹ và châu Phi. Khi truyền sang người, virus gây sốt vàng có thể gây tổn hại cho gan và cơ quan nội tạng khác, thậm chí gây tử vong. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sốt vàng là một bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền qua vết đốt của muỗi, thường gặp ở Nam Mỹ và châu Phi. Khi truyền sang người, virus gây sốt vàng có thể gây tổn hại cho gan và cơ quan nội tạng khác, thậm chí gây tử vong.

2. Triệu chứng thường gặp

Bệnh sốt vàng có hai triệu chứng rõ ràng nhất là sốt và vàng da. Tình trạng vàng da xuất hiện vì bệnh gây tổn thương gan, viêm gan. Đối với một số người, bệnh sốt vàng không có triệu chứng ban đầu, trong khi đối với những người khác, các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ 3-6 ngày sau khi nhiễm virus do muỗi đốt. Khi vào giai đoạn cấp tính, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Sốt; Đau đầu; Đau cơ, đặc biệt là ở lưng và đầu gối; Nhạy cảm với ánh sáng; Buồn nôn, nôn hoặc cả hai; Ăn không ngon; Choáng váng; Mắt, mặt hoặc lưỡi bị đỏ.

Các dấu hiệu và triệu chứng trên thường tự cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc bệnh sốt vàng cấp tính thì các dấu hiệu, triệu chứng có thể tái phát và nặng nề hơn, thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu trứng có thể bao gồm:

Vàng da và kết trắng mắt; Đau bụng và nôn, đôi khi có máu; Tiểu ít; Xuất huyết mũi, miệng và mắt; Nhịp tim chậm; Suy gan và suy thận; Rối loạn chức năng não, bao gồm mê sảng, co giật và hôn mê.

Giai đoạn nhiễm độc của bệnh sốt vàng có thể gây tử vong. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bốn tuần hoặc hơn, trước khi đi du lịch, bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu định đi du lịch tới một khu vực có sốt vàng xảy ra, để xem bạn có cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng hay không. Nếu bạn phải đi trước bốn tuần, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn nên tiêm ít nhất 3-4 tuần trước khi đi du lịch. Như vậy, vắc-xin sẽ có thời gian phát huy tác dụng. Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần tiêm chủng hay không và có thể đưa ra các hướng dẫn cơ bản để bảo vệ sức khỏe của bạn trong khi ở nước ngoài.

Sau khi du lịch trở về từ vùng có bệnh sốt vàng, bạn hãy nhập viện khẩn cấp nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của giai đoạn nhiễm độc của bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sốt vàng thường được lây truyền sang người từ vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Người ta không thể truyền bệnh sốt vàng cho nhau thông qua tiếp xúc thông thường nhưng có thể được truyền trực tiếp vào máu thông qua kim tiêm bị nhiễm. Có một số loài muỗi khác nhau truyền virus sốt vàng, một số loại ở khu vực thành thị, một số khác sống trong rừng. Muỗi sinh sản trong các khu rừng nhiệt đới cũng truyền bệnh sốt vàng cho khỉ, đây cũng là một ký chủ cho căn bệnh này, giống như con người.

4. Nguy cơ mắc phải

Bệnh sốt vàng thường gặp nhất ở khu vực châu Phi và Nam Mỹ, ảnh hưởng đến cả du khách và cư dân của những vùng đó. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trường hợp bệnh sốt vàng trên toàn thế giới mỗi năm, dẫn đến 30.000 trường hợp tử vong. Sốt vàng dường như đang tăng lên trên toàn cầu, do khả năng miễn dịch của người dân bị giảm, nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và đô thị hóa tốc độ cao. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt vàng?

Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu đi du lịch đến một nơi có virus sốt vàng. Những khu vực này bao gồm các vùng hạ Sahara ở châu Phi và Nam Mỹ nhiệt đới. Mặc dù không có báo cáo của người bị nhiễm trong các khu vực này, điều đó không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc bệnh. Có thể là người dân địa phương đã được tiêm phòng để phòng bệnh hoặc những trường hợp sốt vàng chưa được phát hiện và chưa được báo cáo chính thức. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh thể nặng hơn.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sốt vàng?

Chẩn đoán bệnh sốt vàng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đôi khi khó khăn vì vào giai đoạn đầu của bệnh, nhiễm trùng dễ bị nhầm lẫn với bệnh sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể:

Hỏi về bệnh sử và tiền sử đi du lịch của bạn; Lấy máu để xét nghiệm.

Nếu bạn có bệnh sốt vàng, máu sẽ có virus trong đó. Nếu không, các xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện các kháng thể và các chất khác đặc hiệu cho virus.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sốt vàng?

Không có thuốc kháng virus nào hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt vàng. Do đó việc điều trị bao gồm chủ yếu là điều trị hỗ trợ trong bệnh viện:

Cung cấp đủ nước và oxy; Duy trì huyết áp vừa phải; Truyền máu; Lọc thận cho người bị suy thận; Điều trị các bệnh nhiễm trùng khác đi kèm; Một số người nhận được huyết tương để thay thế protein trong máu nhằm cải thiện tình trạng đông máu.

Nếu bạn có bệnh sốt vàng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên được cách ly, tránh muỗi đốt, nhằm tránh truyền bệnh cho người khác. Một khi bạn đã mắc bệnh sốt vàng một lần, bạn sẽ miễn dịch với căn bệnh này suốt đời.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt vàng thì bạn nên được kiểm tra khẩn cấp tại khoa cấp cứu khi có sốt; Mỗi cá nhân phải tự tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp và làm theo tất cả các hướng dẫn y tế một cách cẩn thận vì không có biện pháp tại nhà nào có hiệu quả đối với bệnh sốt vàng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng sốt vàng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM