Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh do virus chikungunya gây ra. Các virus này có thể lây truyền qua vết cắn của muỗi hoặc giữa người với người. Virus chikungunya hiếm khi lây từ mẹ sang bé trong thời gian thai kì và cho con bú. Bệnh nhân nhiễm bệnh thường bắt đầu sốt đột ngột và đau khớp nặng. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé!

Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chikungunya là virus lây truyền bởi muỗi. Bệnh nhân nhiễm bệnh thường bắt đầu sốt đột ngột và đau khớp nặng.

Virus Chikungunya lần đầu tiên xuất hiện trong đợt dịch năm 1952 tại Tanzania. Virus này có chứa axit ribonucleic (RNA), thuộc chi alphavirus của họ togaviridae.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt chikungunya là:

Sốt; Đau khớp; Đau cơ; Đau đầu; Buồn nôn; Mệt mỏi; Phát ban.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện khoảng từ 4 đến 8 ngày sau vết cắn từ  muỗi nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giống với bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika và bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm ở những nơi phổ biến hai loại bệnh này.

Sốt Chikungunya không gây tử vong, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể chuyển sang mạn tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình nghi ngờ mắc bệnh sốt chikungunya, đặc biệt nếu bạn vừa mới đi du lịch tới khu vực hoặc nơi đang bùng phát dịch.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do virus chikungunya gây ra. Các virus này có thể lây truyền qua vết cắn của muỗi hoặc giữa người với người.

Virus chikungunya hiếm khi lây từ mẹ sang bé trong thời gian thai kì và cho con bú.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh sốt chikungunya?

Chikugunya xuất hiện ở hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là ở trẻ em. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh sốt chikungunya?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là bạn sống ở các nước nhiệt đới, khu vực có vệ sinh kém hay vừa trở về từ vùng dịch. Nếu bạn lớn tuổi hoặc có bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sốt chikungunga?

Các triệu chứng của sốt chikungunga rất giống với sốt xuất huyết và Zika, do đó bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh bằng khám lâm sàng. Để xác định bạn có nhiễm virus chikungunya hay không, bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt chikungunga?

Không có thuốc phòng ngừa hoặc chữa bệnh do virus chikungunya gây ra. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng sốt. Nếu bị sốt chikungunya, các bác sĩ thường yêu cầu bạn phải thường xuyên nghỉ ngơi, uống thêm nước và không để muỗi đốt.

Để giảm đau và hạ sốt, bác sĩ chỉ định bạn dùng acetaminophen hoặc paracetamol. Bạn không được dùng thuốc khác nếu bác sĩ không cho phép, đặc biệt là thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không steroid.

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, hãy báo cho bác sĩ biết.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sốt chikungunya nếu áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng máy lạnh hoặc đóng cửa/cửa sổ để muỗi không thể vào nhà; Dọn dẹp các bãi nước đọng để muỗi không sinh sản; Mặc áo dài tay và quần dài; Sử dụng thuốc chống côn trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Sốt chikungunya, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM