AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong bài viết này eLib sẽ gửi đến các bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh AIDS. Đồng thời các bạn đừng quên bỏ qua chi tiết "chế độ sinh hoạt phù hợp" để ngăn chặn bệnh hiệu quả nhé.  

AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)  là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. Cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Những người bị AIDS có nguy cơ tử vong do những nhiễm trùng cơ hội. Loại nhiễm trùng này thường không gây bệnh ở những người khỏe mạnh bình thường.

Nhiều người không có triệu chứng khi  bị nhiễm HIV lần đầu. Hầu hết mọi người không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù virus vẫn đang hoạt động.

Một số người bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi, phì đại các hạch bạch huyết. Nồng độ máu của các tế bào T CD4 dương (còn gọi là tế bào T4) hạ xuống (tế bào quan trọng chống nhiễm bệnh).

Các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS có thể bao gồm cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sụt cân, thường xuyên sốt, sốt kéo dài và đổ mồ hôi, nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài do nấm, trí nhớ trở nên kém đi.

Một số người bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt và có thể có một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và u lympho (ung thư mô bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch).

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng của nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn nghĩ mình đã bị nhiễm HIV/AIDS.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm HIV có thể do quan hệ tình dục, sử dụng kim bị nhiễm HIV trước đó hoặc truyền máu bị nhiễm HIV. Nó cũng có thể truyền từ mẹ sang bào thai hoặc truyền qua em bé mới sinh và bú sữa mẹ.

Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường, thường là nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV.

Có rất nhiều yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ bị bệnh AIDS, bao gồm:

Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên;

Ngưng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn, trừ khi được bác sĩ cho phép;

Uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy;

Dùng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy;

Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có thể có vi khuẩn có hại);

Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác.

4. Nguy cơ mắc phải

Vào cuối năm 2013, ước tính có khoảng 107800 người ở Anh mắc phải HIV. Phần lớn bị nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Ở Anh, cứ 360 người lại có một người bị nhiễm HIV.

Tổ chức y tế Thế giới ước tính rằng khoảng 35 triệu người trên thế giới đang sống chung với HIV.

Virus này phổ biến ở các nước Châu Phi bên dưới Sahara, ví dụ như Nam Phi, Zimbabwe và Mozambique.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV nếu bạn thực hiện những việc nằm trong  đường lây truyền của HIV. Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nếu bạn:

Quan hệ tình dục không an toàn: Điều này có nghĩa là bạn giao hợp âm đạo hoặc hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV;

Dùng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh: Bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể;

Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh: Điều này rất khó xảy ra ở Mỹ và Tây Âu, vì tất cả máu đều được xét nghiệm để phòng ngừa nhiễm HIV; 

Có mẹ bị nhiễm HIV: Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh.

5. Điều trị hiệu quả

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm máu để phát hiện HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm những xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực.

Uống thuốc sẽ giúp hệ miễn dịch chống lại HIV. Chuyên gia về bệnh lây nhiễm sẽ chăm sóc cho bạn. Một số loại thuốc có thể kiềm chế HIV phát triển. Các loại thuốc khác có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lên kế hoạch một chế độ ăn uống lành mạnh.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Quan hệ tình dục an toàn (luôn sử dụng bao cao su);

Không nên quan hệ với nhiều bạn tình;

Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc, tái khám và những vấn đề y tế khác;

Báo với bạn tình về việc họ có thể bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra;

Tránh ở chung với những người bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột;

Gọi bác sĩ ngay lập tức hoặc đi đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhức đầu, sốt, ho, tiêu chảy nặng hoặc nôn, đau dạ dày nghiêm trọng hoặc bạn cảm thấy khó chịu khi gặp ánh đèn sáng;

Hãy tâm sự về những khó khăn của mình với một người khác;

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị khó thở, xuất hiện những tổn thương trên da, ho, thay đổi thị lực, mệt mỏi hoặc suy yếu trầm trọng, nhiệt độ cao hơn 38oC, cảm giác lơ mơ, không tỉnh táo.

Trên đây là một số thông tin liên quan về bệnh AIDS, hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp bạn điều trị và ngăn chặn bệnh.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM