Bệnh đậu mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đậu mùa là một dạng bệnh truyền nhiễm, gây mất thẩm mỹ và có khả năng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây ra. Tên gọi của bệnh xuất phát từ các bóng nước đầy mủ hình thành trong thời gian bị bệnh. Tình trạng sức khỏe này có tính lây truyền, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu, bệnh truyền nhiễm chết người này đã bị xóa sổ vào cuối những năm 1970.
Mặc dù chúng ta có vắc xin ngăn ngừa nhưng vẫn không có cách chữa trị bệnh đậu mùa triệt để. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của vắc xin tương đối cao nên khó có thể thực hiện việc tiêm chủng thường quy cho những người có nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh.
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu và cho rằng hai bệnh này là một. Thực tế, đây là hai vấn đề sức khỏe hoàn toàn khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh riêng biệt.
Những điểm giống nhau giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu
Gây tổn thương da, sốt, mệt mỏi và chán ăn cho người bệnh Khả năng lây nhiễm cao Có thể phòng ngừa bằng vắc xin Nguy cơ xảy ra biến chứng tương đối cao Một số triệu chứng chung: nốt mủ, mụn nước, làm tổn thương da từ 2-4 ngày
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa là gì?
Dấu hiệu bệnh đậu mùa thường gặp nhất là các mụn nước nhỏ nổi trên mặt, cánh tay, thân mình chứa đầy mủ. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Mệt mỏi giống cúm, nhức đầu, đau nhức mình mẩy và đôi khi nôn ói ;
- Sốt cao;
- Lở miệng và các mụn nước làm lây lan virus vào cổ họng;
- Phát ban da;
- Phát ban bắt đầu bằng các loét đỏ phẳng trở nên sưng cao hơn vài ngày sau đó ;
- Khi bóng nước hình thành gần mắt, người bệnh có thể bị mù.
Những triệu chứng bệnh đậu mùa thường biến mất trong vòng 2−3 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn nhưng lúc này, họ có thể bắt đầu bị phát ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện trên mặt trước tiên và nhanh chóng lan khắp cơ thể. Trong giai đoạn này, chúng có thể phát triển thành áp xe chứa đầy dịch và mủ. Nếu áp xe vỡ, vị trí này có nguy cơ lưu lại sẹo vĩnh viễn.
Bạn cũng có thể gặp các biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh đậu mùa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh đậu mùa nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đậu mùa có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa là virus. Do đó, nếu bạn chưa biết bệnh đậu mùa có lây không và lây như thế nào, ba “con đường” dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Chúng bao gồm:
- Trực tiếp từ người sang người: nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong một thời gian dài, bạn có nguy cơ bị nhiễm virus rất cao;
- Gián tiếp từ người bệnh: đôi khi, virus trong không khí có thể lây lan xa và thông qua hệ thống thông gió trong tòa nhà, lây nhiễm cho người dân ở các phòng khác hoặc trên các tầng khác;
- Tiếp xúc với vật dụng có virus trên bề mặt: bạn cũng có khả năng mắc bệnh đậu mùa nếu tiếp xúc trực tiếp với quần áo hoặc drap trải giường của người bệnh.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh đậu mùa?
Bệnh đậu mùa rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát vấn đề này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa?
Nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú;
- Người bị rối loạn về da như chàm;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe như bệnh bạch cầu hoặc HIV;
- Người vào điều trị y tế chẳng hạn như ung thư làm cho hệ miễn dịch suy yếu.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đậu mùa?
Nếu bạn mắc bệnh đậu mùa, bác sĩ có thể nhận ra ngay vì bệnh gây ra loại phát ban đặc biệt. Những nốt ban xuất hiện như mụn nước trên da, có đầy dịch và đóng vảy. Bệnh khá giống như thủy đậu nhưng có mụn nước khác với mụn nước do thủy đậu gây ra.
Bệnh đậu mùa và cách chữa trị
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh. Do đó, các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc thuyên giảm các dấu hiệu bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế rủi ro mất nước.
Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển nghiêm trọng, bạn có thể phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này. Trong đó, thuốc cidofovir hiện đang được đánh giá cao về hiệu quả trong các nghiên cứu gần đây.
Ngoài ra, tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể ngăn chặn bệnh phát triển hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đậu mùa?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Cách ly ở phòng riêng nếu bạn bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho người khác Tiêm vắc xin ngừa bệnh. Vắc xin thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa. Bất cứ ai có liên hệ với một người bị nhiễm trùng cần tiêm vắc xin trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc với virus gây bệnh để ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tiêm phòng cho trẻ. Khi một đứa trẻ được tiêm phòng thì không biết chính xác miễn dịch kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Việc tiêm chủng trước đó sẽ cung cấp một phần khả năng miễn dịch có thể bảo vệ chống lại các biến chứng nghiêm trọng nhất.
Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Tư vấn Tiêm chủng New Zealand cho thấy, khoảng 70-90% trẻ có thể miễn dịch với thủy đậu sau mũi thứ nhất và tăng lên 97-99% trẻ sau mũi thứ 2. Hoàn thành 2 mũi đối với thanh thiếu niên, khoảng 91% người trưởng thành sẽ tránh được bệnh thủy đậu mức độ từ trung bình đến nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ này có thể lên tới 98%.
Bệnh đậu mùa kiêng gì?
Để đảm bảo bệnh nhanh hồi phục, trong quá trình bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen, chẳng hạn như:
Hạn chế tiếp xúc nhiều người: đậu mùa là bệnh lây truyền, nên bạn cần phải hạn chế tiếp nhiều người để tránh lây bệnh. Tốt nhất, bạn nên được cách ly trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh nắng mặt trời. Thời gian cách ly là từ 7-10 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh (phát ban) đến khi các vết phỏng nước khô và đóng vảy hoàn toàn. Không dùng chung đồ dùng các nhân: tốt nhất bạn nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân (khăn, ly, chén, muỗng, đũa) để tránh truyền bệnh. Thường xuyên thay quần áo và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng. Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đậu màu sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Lao phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Balantiditium - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lây truyền từ động vật sang người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm Sporotrichosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quai bị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Rickettsia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh truyền nhiễm
- doc Bệnh biên trùng do Anaplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Brucella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cảm lạnh và cúm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chích ngừa cúm - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh Chlamydia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cúm A H1N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm gia cầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H5N1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cúm H7N9 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dại - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dịch hạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Ebola - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai bẩm sinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giời leo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ cam mềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpangina - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Herpes sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốc nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đếm tế bào CD4+ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phổi do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm số lượng virus HIV - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ở cổ họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh whipple - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Enterovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng West Nile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rubella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt siêu vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt vàng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sùi mào gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt bẹn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị