Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh than (hay nhiệt thán) là một bệnh truyền nhiễm liên quan đến vi khuẩn Bacillus anthracis, thường nhiễm ở gia súc và lây sang người. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và các điều trị bệnh này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của eLib nhé.

Bệnh Than - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh than, hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do bào tử hoặc vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng trên gia súc và động vật hoang dã (lớp thú và chim) hay bị săn bắt. Bệnh lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị bệnh.

Trước khi có vắc-xin phòng bệnh hiệu quả trên động vật, đây là nguyên nhân chính khiến gia súc, dê, lạc đà, ngựa và lợn tử vong. Do đó, phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh sang người.

Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy bệnh than có thể lây truyền từ người sang người nhưng có ghi nhận những tổn thương trên da người bệnh có thể truyền mầm bệnh qua người khỏe mạnh nếu có tiếp xúc trực tiếp. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương hở ngoài da hoặc nhiễm do ăn thịt động vật bị bệnh hay hít phải bào tử vi khuẩn.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy theo con đường nhiễm bệnh. Hầu hết trường hợp, các triệu chứng xuất hiện trong vòng 7 ngày kể từ sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn nhiễm bệnh qua đường hô hấp thì có thể sẽ mất vài tuần sau triệu chứng mới xuất hiện.

Bệnh than thể da

Ở thể da, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết thương hở (như vết cắt, vết loét) trên da. Đó là con đường phổ biến nhất gây nhiễm bệnh ở người. Bệnh than thể da là thể nhẹ nhất, nếu được điều trị thích hợp thì tỷ lệ tử vong ở thể này rất ít.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh than thể da bao gồm:

  • Vết sưng nổi lên trên bề mặt da, gây ngứa, trông giống như vết côn trùng cắn nhưng phát triển nhanh chóng thành một nốt loét không gây đau có màu đen ở chính giữa

  • Xung quanh vết loét thường bị sưng phù (có thể từ nhẹ đến nặng) và nằm gần các tuyến bạch huyết

  • Thường hình thành một lớp vảy trên da, khô lại và tróc ra sau khoảng 2 tuần nhưng thời gian để hồi phục hoàn toàn thường lâu hơn  

Bệnh than thể dạ dày – ruột

Con đường lây nhiễm bệnh ở thể này bắt nguồn từ việc ăn thịt từ động vật bị bệnh chưa được nấu chín kỹ. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm:

  • Buồn nôn Nôn mửa

  • Đau bụng Đau đầu

  • Mất cảm giác ngon miệng

  • Sốt

  • Tiêu chảy nặng, ở giai đoạn sau có thể thấy máu khi đi tiêu

  • Đau họng và khó nuốt

  • Cổ bị sưng

Bệnh than thể phổi (do hít phát)

Với thể này, bệnh phát triển khi bạn hít phải bào tử của vi khuẩn gây bệnh than. Đây là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất, thậm chí khi được điều trị thì người bệnh vẫn có thể tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh than thể hô hấp là:

  • Các triệu chứng giống cúm như đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày

  • Khó chịu ở ngực

  • Thở nông

  • Buồn nôn

  • Ho ra máu

  • Đau khi nuốt

Khi bệnh tiến triển có thể gây ra:

  • Sốt cao

  • Khó thở

  • Sốc Viêm màng não (có thể gây đe dọa đến tính mạng)

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm

Đây là con đường lây nhiễm bệnh được xác định sau này, liên quan đến việc sử dụng kim tiêm bất hợp pháp. Cho đến nay, dạng lây truyền bệnh này mới được ghi nhận ở châu Âu.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu gồm:

  • Đỏ ở vùng tiêm (không có vùng nào chuyển sang màu đen)

  • Sưng nhiều, rõ rệt

Khi bệnh tiến triển có thể gây:

  • Sốc

  • Suy đa tạng

  • Viêm màng não

Thực tế, rất nhiều bệnh thông thường có biểu hiện ban đầu giống như cúm. Khả năng bị đau họng và đau nhức cơ do bệnh than là vô cùng nhỏ.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc làm việc trong môi trường có động vật bị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm từ động ở những khu vực mà bệnh than xảy ra phổ biến, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra sớm nhất có thể. Việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.

3. Nguyên nhân

Bào tử vi khuẩn gây bệnh thường hiện trong môi trường đất tự nhiên ở mọi nơi trên thế giới. Các bào tử này có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong nhiều năm cho đến khi chúng thâm nhập vào vật chủ. Các vật chủ phổ biến gồm động vật hoang dã hoặc gia súc như cừu, ngựa, trâu, bò, dê.

Đa số trường hợp mắc bệnh ở là do có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc sản phẩm từ chúng (bao gồm thịt, da…). Ở Hoa Kỳ, một vài người đã mắc phải bệnh than khi lấy da của động vật nhiễm bệnh để làm trống.

Một số ít trường hợp bị nhiễm bệnh không qua tiếp xúc với động vật được ghi nhận tại Hoa Kỳ vào năm 2001. Khi đó, 22 người đã mắc bệnh sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn trên các lá thư. Trong số đó, 5 người đã tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh phát triển sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bào tử vi khuẩn gây bệnh. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng này gồm:

Đi đến các vùng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh

Làm việc với vi khuẩn gây bệnh than trong phòng thí nghiệm

Xử lý da, lông, thịt đọng vật từ các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao

Làm việc trong lĩnh vực thú ý, đặc biệt là có liên quan đến gia súc

Xử lý hoặc mặc quần áo làm từ động vật hoang dã bị săn bắt

Tiêm chích ma túy bất hợp pháp

4. Chẩn đoán và điều trị

Trước hết, bác sĩ cần phải loại trừ được các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng bạn đang có, chẳng hạn như cúm, viêm phổi. Nếu các xét nghiệm kiểm tra các nguyên nhân khác âm tính, bạn có thể làm thêm xét nghiệm liên quan cụ thể đến bệnh than, chẳng hạn như:

Lấy mẫu da làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch lỏng từ tổn thương trên da hoặc mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để quan sát, kiểm tra trong phòng thí nghiệm và tìm kiếm dấu hiệu của bệnh than thể da. Xét nghiệm máu. Bạn có thể được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn bệnh than. Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT.

Bác sĩ có khi yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh để đưa ra chẩn đoán bệnh than thể phổi chắc chắn hơn. Xét nghiệm phân. Để chẩn đoán bệnh than thể dạ dày – ruột, bác sĩ có thể cần lấy mẫu phân của bạn đi xét nghiệm để tìm vi khuẩn. Chọc dò tủy sống. Dịch tủy sống được rút ra bằng một cây kim đưa vào trong ống sống. Xét nghiệm này giúp xác nhận chẩn đoán viêm màng não do bệnh than gây ra.

Phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho bệnh này là một đợt dùng kháng sinh 60 ngày, với ciprofloxacin hoặc doxycycline. Loại kháng sinh hoặc sự kết hợp kháng sinh nào có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào con đường nhiễm bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác. Bác sĩ thường sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với một loại thuốc khác truyền qua tĩnh mạch. Việc điều trị càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao.

Đến giai đoạn sau của bệnh, vi khuẩn thường sản sinh ra nhiều độc tố hơn mà thuốc kháng sinh không đủ để đem lại tác dụng. Ở Mỹ, các liệu pháp chống lại chất độc đã được triển khai. Thay vì tiêu diệt vi khuẩn, các thuốc trong liệu pháp này sẽ loại bỏ độc tố do vi khuẩn tiết ra. Tuy nhiên, các thuốc này vẫn được xem là đang thử nghiệm.

Một số trường hợp bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm được điều trị thành công nhờ phẫu thuật cắt bỏ mô nhiễm bệnh.

5. Biến chứng

Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng viêm diễn ra ở màng não và dịch não tủy, dẫn đến chảy máu ồ ạt (viêm màng não xuất huyết) và tử vong.

6. Phòng ngừa

Các chuyên gia khuyến cáo dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở bất kỳ ai nghi ngờ đã tiếp xúc với bào tử vi khuẩn gây bệnh than. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt dùng các kháng sinh ciprofloxacin, doxycycline và levofloxacin để phòng ngừa bệnh phát triển sau khi phơi nhiễm ở cả người lớn và trẻ em.

Vắc-xin phòng bệnh than

Đã có loại vắc-xin phòng bệnh than cho người. Tuy loại vắc-xin này không chứa vi khuẩn sống và không dẫn đến nhiễm trùng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ, từ đau nhức tại nơi tiêm cho đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Vắc-xin này không được dùng rộng rãi cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho quân nhân, các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh và những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh

Nếu bạn sống hoặc du lịch đến quốc gia/ vùng lãnh thổ có tỷ lệ mắc bệnh than cao và gia súc chăn nuôi không được tiêm phòng thường xuyên, hãy tránh tiếp xúc với các động vật cũng như sản phẩm từ chúng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ.

Khi có bất kỳ động vật nào chết, hãy xử lý chúng cẩn thận và thận trọng khi tiếp xúc với lông, da từ động vật.

Trên đây là một số thông tin liên quan về bệnh than - nhiệt thán, hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp bạn điều trị và ngăn chặn bệnh.

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM