Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus nhằm xác định bạn có bị nhiễm trùng Streptococcus hay không. Vậy để thực hiện xét nghiệm này cần lưu ý những gì? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
Tên kĩ thuật y tế: Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus (xét nghiệm Antristreptolysin O [ASO], định lượng antideoxyribonuclease-B, [Anti-Dnase-B, ADNase-B, ADB] xét nghiệm phát hiện kháng nguyên Streptococcus nhóm B, xét nghiệm Streptozyme)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, dịch não tuỷ.
1. Tìm hiểu chung
Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus là gì?
Xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus nhằm xác định bạn có bị nhiễm trùng Streptococcus hay không.
Nhiễm trùng Streptococcus nhóm A đặc trưng bởi các biến chứng phức tạp (như sốt thấp khớp, sốt tinh hồng nhiệt, viêm tiểu cầu thận). Huyết thanh học chẩn đoán thường được dùng chủ yếu để xác định rằng liệu có phải nhiễm trùng Streptococcus (như viêm họng, viêm mủ da, viêm phổi) có gây ra bệnh lý sau nhiễm trùng Streptococcus hay không. Những bệnh lý sau nhiễm trùng Streptococcus xảy ra sau giai đoạn nhiễm trùng và thường không có triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh.
Một loại enzyme ngoại bào tạo ra bởi Streptococcus là Streptolysin O, có khả năng làm tan máu. Streptolysin O có khả năng kích thích sinh kháng thể ASO. ASO xuất hiện trong huyết thanh sau 1 tuần đến một tháng sau khi nhiễm Streptococcus. Hiệu giá của kháng thể này không đặc trưng cho bất cứ loại bệnh nào sau nhiễm Streptococcus, chỉ có ý nghĩa xác định rằng đã hay đang bị nhiễm trùng Streptococcus.
Cũng như hiệu giá kháng thể ASO, ADB cũng được dùng để xác định đã bị nhiễm Streptococcus hay không. Mặc dù xết nghiệm ADB nhạy hơn hơn ASO, nhưng thường không dùng một mình xét nghiệm ADB để đánh giá ca nhiễm Streptococcus vì kết quả quá đa dạng.
Xét nghiệm Streptozyme xác định nhiều loại kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của Streptococcus nhóm A, bao gồm anti-streptolysin O, anti-streptokinase, và anti-hyaluronidase. Khoảng 80% số mẫu dương tính với Streptozyme xuất hiện anti-streptolysin O, và 10% xuất hiện anti-streptokinase và/hoặc anti-hyaluronidase. Còn 10% số mẫu còn lại là do kháng thể ADB hoặc các loại kháng thể Streptococcus ngoại bào khác.
Kháng nguyên Streptococcus nhóm B tích lại trong dịch não tuỷ (CSF), huyết thanh, hoặc nước tiểu. Kháng nguyên này giúp xác định về mặt định lượng kháng nguyên của vi khuẩn. Những kháng nguyên này liên quan đến nhiễm trùng cấp tính, và không liên quan đến những bệnh sau khi nhiễm trùng Streptococcus kể đến ở trên.
Để xác nhận lại chẩn đoán Streptococcus cần phải được nuôi cấy và phân lập.
Khi nào bạn nên thực hiện huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus?
Xét nghiệm này thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn đã bị nhiễm trùng Streptococcus trước đó và nếu bạn có bị sốt hoặc vấn đề về thận (viêm cầu thận) do nhiễm phải loại vi khuẩn này.
Xét nghiệm anti-Dnase B và các xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng streptococcus khác, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể kháng men hyaluronidase, có thể được thực hiện khi xét nghiệm ASO âm tính trong việc xác định một tình trạng nhiễm Streptococcus xảy ra trước đó.
Những triệu chứng của sốt thấp khớp có thể bao gồm:
Sốt. Sưng và đau ở nhiều hơn một khớp, đặc biệt là ở khớp mắt cá, đầu gối, khuỷu tay và cổ tay, đôi khi di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Những nốt nhỏ, không đau bên dưới da. Cử động nhanh, giật (gọi là múa giật Sydenham). Phát ban ngoài da. Đôi khi có thể có viêm tại tim (viêm màng ngoài tim); tình trạng này có thể không có triệu chứng nhưng cũng có thể dẫn đến khó thở, đánh trống ngực, hoặc đau ngực.
Những triệu chứng khác của hội chứng viêm cầu thận có thể bao gồm:
Mệt mỏi; Giảm lượng nước tiểu; Tiểu ra máu; Phù; Tăng huyết áp.
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể tìm thấy trong các bệnh lý khác.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus?
Lượng beta-lipoprotein tăng ức chế streptolysin O và gây ra tăng hiệu giá ASO giả.
Các thuốc gây giảm lượng ASO bao gồm adrenocorticosteroid và kháng sinh.
Nếu một người có tăng nồng độ ASO máu, không cần tiếp tục xét nghiệm anti-DNase B. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm ASO là âm tính, thì anti-DNase B có thể có giá trị trong xác định tình trạng nhiễm Streptococcus ở những người không tạo ra ASO hay chỉ sản xuất một lượng thấp ASO.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus?
Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên:
Lắng nghe bác sĩ hướng dẫn và giải thích qui trình tiến hành xét nghiệm. Thường không yêu cầu phải nhịn ăn để thực hiện xét nghiệm.
Quy trình thực hiện huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus là gì?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu tĩnh mạch vào một ống nghiệm nắp đỏ.
Tránh để tán huyết.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus?
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả bình thường
Hiệu giá của Antistreptolysin O: Người lớn/ người già: ≤ 160 Đơn vị Todd/ml. Trẻ Sơ sinh: tương tự với kết quả của mẹ. Trẻ 6 tháng tuổi – 2 năm tuổi: ≤ 60 đơn vị Todd/ml. Trẻ 2 tuổi – 4 tuổi: ≤ 160 đơn vị Todd/ml. Trẻ 5 tuổi – 12 tuổi: 170 – 330 đơn vị Todd/mL. Hiệu giá của Antideoxyribonuclease-B: Người lớn: ≤85 đơn vị Todd/ml hay hiệu giá nhỏ hơn 1:85 Trẻ em tuổi mầm non: ≤60 đơn vị Todd/ml hay hiệu giá nhỏ hơn 1:60 Trẻ em tuổi đi học: ≤170 đơn vị Todd/ml hay hiệu giá nhỏ hơn 1:170 Streptozyme: hiệu giá nhỏ hơn 1:100 Kháng nguyên Streptococcus nhóm B: không tìm thấy.
Kết quả bất thường
Tăng trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn Streptococcus ; Sốt thấp khớp dạng cấp; Viêm cầu thận cấp tính; Viêm màng tim do nhiễm trùng; Sốt tinh hồng nhiệt; Viêm mủ da do
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và tiến hành xét nghiệm!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị