Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhiễm Trichomonas là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm Trichomonas? Phương pháp chẩn đoán và điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Nhiễm Trichomonas là bệnh gì?
Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất.
Nhiễm trùng không gây tử vong nhưng có thể dẫn đến các biến chứng, như vô sinh, nhiễm trùng mô da âm đạo (viêm mô tế bào) ở nữ giới. Nhiễm trùng trong khi mang thai có thể dẫn đến sinh non và bé bị nhẹ cân.
Ở nam giới bệnh gây tắc nghẽn niệu đạo (ống nằm trong dương vật giúp dẫn nước tiểu ra ngoài).
Những ai thường mắc phải nhiễm Trichomonas?
Nhiễm Trichomonas có thể xảy ra ở cả hai giới. Tuy tỷ lệ nữ giới nhiễm bệnh nhiều hơn tỷ lệ nam giới, nam giới thường khó phát hiện bệnh hơn nữ giới. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ từ 16-35 tuổi.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Trichomonas là gì?
Phụ nữ có thể có các triệu chứng thường gặp như: dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có màu xanh, có bọt, ngứa âm đạo, và sưng đỏ âm đạo. Các triệu chứng khác là đau khi quan hệ, khó chịu vùng chậu, và buồn tiểu.
Hầu hết nam giới không có triệu chứng. Khi triệu chứng xảy ra, thường gặp nhất là tiết dịch niệu đạo, buồn tiểu, và tiểu nóng rát.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh có thể dễ dàng chữa bằng kháng sinh. Vì vậy bạn nên khám bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau để tránh biến chứng:
Tiểu nóng rát; Tiết dịch âm đạo có mùi hôi; Tiểu đau; Đau khi quan hệ; Gặp tác dụng phụ của thuốc khi điều trị.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra nhiễm Trichomonas là gì?
Nguyên nhân là do một loại kí sinh trùng đơn bào nhỏ tên là Trichomonas Vaginalis, được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Trichomonas lây truyền trong khi giao hợp. Giai đoạn ủ bệnh từ lúc phơi nhiễm đến lúc mắc bệnh chưa được xác định chính xác, nhưng thường là khoảng 5 đến 28 ngày.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm Trichomonas?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Trichomonas , bao gồm:
Có nhiều bạn tình; Đã từng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục; Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm Trichomonas?
Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh Metronidazole để điều trị trong 7 ngày. Nếu bạn nhiễm Trichomonas, bạn và bạn tình nên được cùng điều trị. Đối với người đang mang thai, Metronidazole có thể truyền cho thai nhi qua được nhau thai nên nó không thường được dùng trong thai kỳ. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, quặn thắt bụng, cảm thấy vị kim loại trong miệng, co giật và bệnh thần kinh ngoại biên.
Bệnh nhân không nên uống rượu trong khi đang dùng Metronidazole, do có thể gây đỏ bừng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm Trichomonas?
Bác sĩ sẽ khám vùng chậu để lấy mẫu dịch âm đạo nhằm kiểm tra. Chẩn đoán được xác định khi tìm ra ký sinh trùng trong mẫu dưới kính hiển vi. Một cách chẩn đoán nhiễm trùng khác là nuôi cấy ký sinh trùng. Kết quả cấy có thể có sau 3 đến 7 ngày. Có thể thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán ký sinh trùng.
Ở nam giới, bác sĩ lấy mẫu dịch niệu đạo và tìm ký sinh trùng bằng kính hiển vi. Ký sinh trùng khó tìm thấy ở nam hơn.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm Trichomonas?
Nhiễm Trichomonas có thể được hạn chế nếu bạn:
Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ; Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị; Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su latex nếu bạn nghĩ rằng có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị nhiễm từ bạn tình của mình; Hạn chế số lượng bạn tình. Có càng nhiều bạn tình thì nguy cơ quan hệ với người bị STDs càng cao.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh nhiễm Trichomonas, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Khi có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị