Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Virus Zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường. Hầu hết các triệu chứng nhiễm virus zika đều tự hết trong khoảng 1 tuần. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh nhiễm Virus Zika - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Virus Zika là gì?

Virus Zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus Zika là gì?

Hầu hết mọi người có thể phục hồi hoàn toàn và các triệu chứng virus zika tự hết trong khoảng một tuần. Đa số các trường hợp không có triệu chứng nhiễm virus Zika. Tuy nhiên, nếu có thì các biểu hiện virus zika thông thường gồm:

Sốt; Phát ban; Đau khớp; Đau đầu; Kết mạc mắt đỏ; Đau cơ; Cảm giác đau ở lưng.

Bệnh virus Zika đặc biệt nguy hiểm nếu đi từ mẹ sang con. Trẻ em sinh ra với bệnh virus Zika có thể có dị tật bẩm sinh:

Dị tật ở mắt; Mất thính lực; Suy giảm tăng trưởng; Tật đầu nhỏ; Khiếm khuyết ở não thai nhi.

Theo một số chuyên gia, triệu chứng nhiễm virus zika có nhiều tương đồng với các triệu chứng sốt xuất huyết dengue. Dấu hiệu giúp bạn phân biệt được hai bệnh này là sốt do virus Zika thường không quá cao, tối đa là 38ºC.

Trong hầu hết trường hợp, những người bị nhiễm virus Zika có thể phục hồi sức khỏe và các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 7-12 ngày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện do xuất hiện rối loạn thần kinh và bệnh tự miễn ở người bị nhiễm virus Zika. Lúc này, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm RY-PCR & kháng thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Một số cách có thể giúp bạn giảm các triệu chứng phát sinh của bệnh tại nhà như:

Nghỉ ngơi đầy đủ Uống nhiều nước để tránh mất nước Dùng thuốc giảm đau, như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và sốt. Không được dùng bất kì loại thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh virus Zika?

Virus Zika là một bệnh lây truyền do muỗi cắn. Năm 1947, tại Uganda, virus Zika lần đầu tiên được phát hiện trên cùng một loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và virus chikungunya. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút máu bị nhiễm virus từ người bị nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường.

Virus Zika đã được chứng minh là có thể lây lan qua đường tình dục, truyền máu và truyền từ mẹ sang con khi mang thai.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh virus Zika?

Khi dịch Virus Zika bùng phát, nhiều người thắc mắc không biết virus Zika có ảnh hưởng đến người lớn không? Thực tế, nhiễm virus Zika khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hoặc bất cứ ai sống/đi đến khu vực có dịch virus Zika sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Tương tự, người có quan hệ với bạn tình bị nhiễm virus Zika cũng có khả năng cao mắc bệnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh virus Zika?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Sống hoặc đi du lịch tại các nước có dịch. Nếu bạn đang ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh Zika rất cao, đặc biệt là một số hòn đảo khu vực Thái Bình Dương, quốc gia ở Trung, Nam và Bắc Mỹ cũng như các đảo gần Tây Phi; Quan hệ tình dục không an toàn. Theo Tổ chức  Y tế Quốc tế, virus Zika có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục, đặc biệt ở những nơi đang có dịch virus Zika. Ngoài ra, virus này cũng có thể lây truyền qua máu, vì vậy những người hiến máu, tinh trùng, xét nghiệm tinh trùng, nước bọt có khả năng cao bị bệnh. Phụ nữ mang thai. Đối tượng có nguy cơ dễ mắc virus Zika nhất chính là phụ nữ mang thai, điều này cực kỳ nguy hiểm. Phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika sẽ có khả năng truyền virus sang thai nhi. Virus cũng làm tổn thương mô cơ và hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus Zika khi sinh ra sẽ bị chứng đau nửa đầu và có kích thước đầu nhỏ. Trẻ cũng có thể mắc các biến chứng như không phát triển, phát triển không bình thường, khiếm khuyết ở mặt, chậm phát triển tâm thần, tăng động và động kinh.

Trong một số ít trường hợp, virus Zika cũng gây ra hội chứng Guillane Bare, một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta phải chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh này.

5. Điều trị hiệu quả  

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh virus Zika?

Bước đầu tiên của việc chẩn đoán virus Zika đó là bạn sẽ cung cấp cho bác sĩ về tình trạng hiện tại và quá trình đi du lịch, bao gồm một số thông tin cá nhân như thông tin về các bạn tình.

Xét nghiệm máu dùng trong chẩn đoán virus Zika.

Khi kết quả xét nghiệm là dương tính, không xác định hay âm tính, bác sĩ có thể:

Làm siêu âm phát hiện đầu nhỏ và bất thường não; Lấy mẫu nước ối và xét nghiệm tử cung bằng kim hút mẫu sinh thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm virus Zika?

Không có phác đồ điều trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các thuốc chữa đau nhức có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng một tuần.

Nghỉ ngơi nhiều; Uống nước nhiều; Dùng thuốc như acetaminophen (Tylenol®) hoặc paracetamol để giảm sốt và đau; Không dùng aspirin và thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAIDS) cho đến khi có thể loại trừ đây là sốt xuất huyết nhằm giảm nguy cơ chảy máu; Thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.

Virus Zika không thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Nếu bạn đang bị nhiễm virus Zika, cố gắng tránh bị muỗi cắn để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Tuần đầu tiên là giai đoạn quan trọng vì khi đó virus Zika đang hoạt động trong máu và có thể dễ dàng truyền qua muỗi, chỉ cần một con muỗi cũng có thể lây cho rất nhiều người bình thường khác.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp  

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh virus Zika?

Hiện nay, số người nhiễm virus Zika ở Việt Nam không nhiều bằng các quốc gia khác, nhưng đây là một căn bệnh rất phổ biến. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ở nơi được che chắn kín và có máy lạnh để làm giảm yếu tố nguy cơ vì muỗi mang virus Zika hoạt động cả ngày dài; Mặc quần áo kín như áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày có thể bảo vệ chống lại muỗi cắn; Sử dụng thuốc xua muỗi và túi ngủ được phun với permethrin; Giảm nơi sinh sản của muỗi sẽ giảm số lượng muỗi. Thu dẹp những thứ có thể đọng nước xung quanh nhà như dĩa thức ăn cho thú cưng, chậu hoa hoặc lốp xe ô tô.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh nhiễm virus Zika, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM