Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhiễm norovirus có thể diễn biến đột ngột với nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Virus rất dễ lây và thường lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm trong khâu chế biến hoặc tiếp xúc với các bề mặt chứa virus. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu nhiễm norovirus
Nhiễm norovirus là gì?
Nhiễm norovirus có thể diễn biến đột ngột với nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Virus rất dễ lây và thường lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm trong khâu chế biến hoặc tiếp xúc với các bề mặt chứa virus. Bạn cũng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc với người bị bệnh.
2. Triệu chứng nhiễm norovirus
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm norovirus là gì?
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm norovirus là:
- Buồn nôn;
- Ói mửa;
- Đau bụng hoặc co thắt bụng;
- Tiêu chảy nước hoặc lỏng;
- Khó chịu;
- Sốt nhẹ;
- Đau cơ bắp.
Các dấu hiệu và các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện 12-48 giờ sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài từ 1-3 ngày. Virus được thải ra phân trong suốt hai tuần sau khi bạn đã phục hồi. Virus tiếp tục hoạt động trong cơ thể có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng nếu bạn có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Một số người bị nhiễm norovirus không biểu hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn là đối tượng lây nhiễm và có thể lây lan virus cho người khác.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi gặp bác sĩ nếu bị tiêu chảy mà không hết trong vòng vài ngày. Cũng nên gọi bác sĩ nếu bạn bị nôn mửa dữ dội, phân có máu, đau bụng hoặc mất nước.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây nhiễm norovirus
Nguyên nhân gây ra nhiễm norovirus là gì?
Người bị nhiễm norovirus là do họ ăn thức ăn bị nhiễm virus. Hàu sống hoặc nấu chưa chín, trái cây tươi và rau quả cũng liên quan đến một số đợt dịch bệnh. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt chứa virus, sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt.
4. Nguy cơ mắc nhiễm norovirus
Mức độ phổ biến của nhiễm norovirus
Nhiễm norovirus là bệnh rất phổ biến. Bạn có thể quản lý được bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm norovirus?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm norovirus như:
- Thức ăn được chế biến mất vệ sinh;;
- Thăm trường mẫu giáo hoặc một trung tâm chăm sóc trẻ em;
- Sống tại khu vực gần các nhà dưỡng lão;
- Ở trong khách sạn, khu du lịch, tàu du lịch hoặc khác khu vực đông đúc ;
- Tiếp xúc với người bị nhiễm norovirus.
5. Điều trị nhiễm norovirus
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm norovirus?
Việc chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng bạn có. Nhiễm norovirus có thể được xác định qua xét nghiệm phân. Nếu bạn đang bị suy giảm miễn dịch hoặc có vấn đề về sức khỏe khác, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân để xác nhận sự hiện diện của norovirus.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm norovirus?
Noroviruses, giống như các loại virus khác, không đáp ứng với thuốc kháng sinh dùng tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc kháng virus không giúp điều trị Noroviruses. Ở những người khỏe mạnh, bệnh tự hết trong vòng một vài ngày. Hầu hết mọi người không có bất kỳ vấn đề gì gây ra do virus.
Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn hãy bảo đảm uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước lọc và nước trái cây. Trẻ em có thể được bù nước để thay thế chất lỏng và chất điện giải bị mất. Tránh các đồ uống có đường, chúng có thể làm tiêu chảy nặng hơn, cũng như rượu và thức uống chứa caffeine, chúng có thể làm bạn mất nước thêm.
Các triệu chứng của mất nước bao gồm chóng mặt khi đứng, khô miệng và đi tiểu ít hơn. Những trẻ em bị mất nước có thể buồn ngủ bất thường hay khó chịu và ít hoặc không có nước mắt khi khóc.
Nếu mất nước trầm trọng xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Mất nước nghiêm trọng đôi khi được điều trị bằng truyền tĩnh mạch.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị nhiễm norovirus
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm norovirus?
Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, luôn chuẩn bị sẵn các dung dịch chống mất nước và điện giải để uống. Người lớn có thể uống nước thể thao và nước canh. Uống các loại nước có chứa rất nhiều đường, chẳng hạn như nước giải khát và các loại nước ép trái cây, có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Chia nhỏ bữa ăn và một chế độ ăn nhạt có thể giúp hạn chế nôn. Một số thực phẩm cần cân nhắc:
- Súp Tinh bột và ngũ cốc như khoai tây, mì, gạo hoặc bánh quy giòn;
- Chuối;
- Sữa chua;
- Các loại rau nướng.
Nhiễm norovirus rất dễ lây và ai cũng có thể bị nhiễm nhiều hơn một lần. Các cách giúp ngăn chặn sự lây lan như sau:
Rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Tránh các thực phẩm và nước bị ô nhiễm như thực phẩm được chế biến bởi một ai đó bị ốm. Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn. Nấu chín hải sản. Xử lý chất nôn và phân cẩn thận để tránh lây lan norovirus qua không khí. Bọc bằng khăn giấy ướt, nhẹ nhàng đặt chúng trong bọc nhựa. Khử trùng khu vực nhiễm virus bằng giải pháp tẩy clo. Hãy đeo găng tay. Nghỉ ở nhà, đặc biệt nếu công việc của bạn liên quan đến chế biến hay xử lý thực phẩm. Bạn vẫn có thể là nguồn gây lây nhiễm ba ngày sau khi các triệu chứng của bạn đã hết. Trẻ em nên nghỉ học ở nhà. Tránh đi du lịch cho đến khi những dấu hiệu và triệu chứng đã hết hoàn toàn.
Với một số thông tin trên đây về bệnh hy vọng nhiễm norovirussẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị