Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm một loại giun tròn sống ký sinh ở ruột của lợn và các động vật khác. Ngày nay, lợn không còn là nguồn lây nhiễm bệnh phổ biến như trước. Hiện nay thịt gấu mới là nguồn nhiễm bệnh phổ biến nhất. Cùng eLib tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Bệnh giun xoắn là gì?
Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm một loại giun tròn sống ký sinh ở ruột của lợn và các động vật khác. Ngày nay, lợn không còn là nguồn lây nhiễm bệnh phổ biến như trước. Hiện nay thịt gấu mới là nguồn nhiễm bệnh phổ biến nhất.
Khi bạn ăn thịt bị nhiễm giun và chưa nấu chín, ấu trùng sẽ đi vào ruột, phát triển thành giun trưởng thành trong vài tuần. Sau đó, giun lại sản sinh ra ấu trùng và các ấu trùng này sẽ len lỏi vào các mô trong cơ thể bạn, thậm chí cả cơ bắp. Đây là bệnh phổ biến thường xuất hiện ở các khu vực nông thôn.Tuy nhiên căn bệnh có thể phòng ngừa một cách dễ dàng.
Các biến chứng của bệnh giun xoắn có thể bao gồm bệnh suy tim sung huyết, suy đường hô hấp, viêm phổi, tổn thương thận, tim và não.
Những ai thường mắc phải bệnh giun xoắn?
Bệnh có thể xảy ra với mọi người ở mọi độ tuổi và giới tính. Những người ăn thịt sống hoặc thịt không được nấu chín đều có nguy cơ mắc bệnh giun xoắn.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giun xoắn là gì?
Các triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh là tiêu chảy, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và khó chịu ở vùng bụng. Từ 7-10 ngày sau, mi mắt và mặt trở nên sưng phù. Bệnh nhân sẽ bị đau cơ, đau khớp, đau đầu, yếu ớt, thở gấp, sốt cao, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa và cháy da cũng có thể xảy ra. Các triệu chứng mệt mỏi, yếu ớt và tiêu chảy có thể kéo dài hằng tháng. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể khiến bạn đến tử vong.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu gặp trường hợp nhẹ của bệnh giun xoắn mà không có triệu chứng nào, bạn có thể không cần đến sự trợ giúp y tế. Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hoá, đau cơ hoặc sưng tấy sau một tuần ăn thịt heo hoặc thịt động vật, hãy đến gặp bác sĩ.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn là gì?
Nguyên nhân gây bệnh là do giun Trichinella Spiralis. Bạn có thể nhiễm ấu trùng giun khi bạn ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm giun Trichinella Spiralis.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun xoắn?
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh giun xoắn bao gồm:
Chế biến thực phẩm không đúng cách: những người ăn thịt chưa nấu kĩ và chưa được nấu chín thường có nguy cơ mắc bệnh giun xoắn. Sinh sống ở khu vực nông thôn: bệnh giun xoắn phổ biến ở các khu vực nông thôn hơn thành thị. Tiêu thụ thịt hoang dã hoặc thịt phi thương mại: những động vật tự nuôi và động vật phi thương mại có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao hơn.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giun xoắn?
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc (thuốc diệt sán hoặc giun) để giết giun nếu chúng ký sinh ở ruột của bạn. Sử dụng thuốc acetaminophen và ngâm người trong hồ nước hơi ấm có thể giúp giảm sốt. Các loại thuốc corticosteroid như prednisone có thể được chỉ định nếu bạn bị nhiễm giun nghiêm trọng hoặc gây hại đến não và hệ thần kinh.
Việc giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lí rất quan trọng. Tình trạng ăn không ngon miệng có thể xảy ra, vì vậy bạn nên chia thành những bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giun xoắn?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh từ tiền sử bệnh lí và kiểm tra sức khoẻ. Để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử máu và lấy một mẫu mô cơ nhỏ (sinh thiết bắp thịt) để nghiên cứu. Mô này được kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện ra ký sinh trùng.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giun xoắn?
Những thói quen sau giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giun xoắn:
Uống thuốc đúng theo hướng dẫn; Nghỉ ngơi rất quan trọng cho đến khi các triệu chứng biến mất. Từ từ trở lại những hoạt động bình thường sau khi bạn không còn gặp các triệu chứng nữa; Sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm các cơn sốt và đau; Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên để giữ chế độ dinh dưỡng hợp lí; Uống nhiều nước để tránh mất nước; Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ và không thể dung nạp thuốc; hoặc bị sốt cao, thở gấp hoặc có nhịp tim bất thường; Nấu chín thịt heo và các sản phẩm từ thịt để giết chết giun.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về bệnh giun xoắn, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị