Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là gì? Đây là bệnh do các sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra và có các triệu chứng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo

Bệnh truyền nhiễm

1. Tìm hiểu chung

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm (Infectious diseases) là những rối loạn gây ra bởi các sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Cơ thể con người là nơi tập hợp rất nhiều sinh vật sống bên trong và cả bên trên bề mặt da, tóc, lông. Chúng thường vô hại hoặc thậm chí còn có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, một số sinh vật có thể gây bệnh.

Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm có khả năng truyền từ người sang người, vẫn có bệnh có thể truyền từ côn trùng hoặc từ động vật khác sang. Trong một số trường hợp, tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, tiếp xúc với các sinh vật trong môi trường cũng có thể gây ra bệnh truyền nhiễm.

Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sinh vật gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh thường bao gồm sốt và mệt mỏi. Nhiễm trùng nhẹ có thể đáp ứng với nghỉ ngơi và các biện pháp khắc phục tại nhà, nhưng nếu mức độ nặng đe dọa tính mạng thì người bệnh cần nhập viện.

Nhiều bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi và thủy đậu có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng cũng giúp bảo vệ khỏi hầu hết các bệnh truyền nhiễm.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh truyền nhiễm là gì?

Mỗi bệnh truyền nhiễm có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể riêng. Các dấu hiệu và triệu chứng chung cho một số bệnh truyền nhiễm bao gồm:

Sốt Tiêu chảy Mệt mỏi Đau cơ Ho

Trong những trường hợp sau, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra:

Bị động vật cắn Khó thở Ho kéo dài hơn một tuần Đau đầu dữ dội Bị phát ban hoặc sưng phù Sốt không rõ nguyên nhân hoặc không hạ sốt Có vấn đề về thị lực một cách đột ngột

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm có thể gây ra bởi:

  • Vi khuẩn. Những sinh vật đơn nhân này là “thủ phạm” của các bệnh như viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lao. Virus. Virus thậm chí nhỏ hơn vi khuẩn và gây ra vô số bệnh từ cảm lạnh thông thường đến AIDS. Nấm. Nhiều bệnh ngoài da, như giun đũa và chân của vận động viên, là do nấm. Các loại nấm khác có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc hệ thần kinh của bạn. Ký sinh trùng. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng qua vết muỗi anophen đốt. Các ký sinh trùng khác có thể được truyền sang người từ phân động vật.

Ngoài ra, bệnh cũng có các con đường lây truyền như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp, qua côn trùng hay qua thức ăn.

  • Tiếp xúc trực tiếp

Từ người sang người. Các bệnh truyền nhiễm thường lây lan qua việc truyền trực tiếp vi khuẩn, virus hoặc các loại vi trùng khác từ người này sang người khác. Điều này có thể xảy ra qua những cái chạm tay, hôn, ho hoặc hắt hơi. Những sinh vật gây bệnh này cũng lây lan qua việc trao đổi dịch cơ thể từ quan hệ tình dục. Người truyền mầm bệnh có thể không có triệu chứng của bệnh nhưng vẫn mang mầm bệnh. Từ động vật sang người. Nếu bị động vật mang bệnh cắn hoặc cào, khả năng nhiễm bệnh là rất cao và thậm chí có thể tử vong. Xử lý chất thải động vật không đúng cách cũng tồn tại mối nguy hiểm về bệnh lây truyền, chẳng hạn như nhiễm toxoplasma khi dọn phân cho mèo. Từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai có thể truyền mầm bệnh truyền nhiễm cho thai nhi qua nhau thai hoặc truyền từ sữa mẹ sang cho trẻ sơ sinh. Nhiều loại khuẩn trong âm đạo cũng có thể truyền sang em bé trong khi sinh.

  • Tiếp xúc gián tiếp

Các sinh vật gây bệnh cũng có khả năng lây lan qua tiếp xúc gián tiếp. Nhiều vi khuẩn, virus có thể tồn tại trên bề mặt đồ vật như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc tay vặn vòi nước một thời gian sau khi người mang mầm bệnh chạm vào. Nếu sau khi đã chạm tay vào các vật này rồi không rửa tay sạch mà lại chạm lên mắt, miệng hoặc mũi, bạn có thể bị nhiễm bệnh.

  • Vết đốt côn trùng

Một số sinh vật ký sinh trong côn trùng như muỗi, bọ chét, chấy hoặc ve di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác. Muỗi có thể mang ký sinh trùng sốt rét hoặc virus West Nile. Bọ ve có thể mang vi khuẩn gây bệnh Lyme.

  • Thực phẩm nhiễm bẩn

Vi sinh vật gây bệnh cũng có thể lây nhiễm thông qua thực phẩm và nước bị bẩn. Cơ chế lây truyền này cho phép chúng lây lan sang nhiều người chỉ qua một nguồn duy nhất. Có thể kể đến vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) có trong một số loại thực phẩm chưa nấu chín hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ nhiễm bệnh hơn. Những nguyên nhân khiến hệ miễn suy giảm là:

Đang sử dụng steroid hoặc các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch, chẳng hạn như thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật cấy ghép nội tạng Nhiễm HIV/AIDS Mắc ung thư hoặc các rối loạn khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác có thể khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh như phẫu thuật cấy ghép thiết bị y tế, suy dinh dưỡng và tuổi già.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là gì?

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh.

  • Xét nghiệm trong quy mô phòng thí nghiệm

Nhiều bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau. Việc thu mẫu dịch tiết cơ thể để xét nghiệm sẽ giúp định danh vi khuẩn cụ thể gây bệnh, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm máu Xét nghiệm nước tiểu Soi tươi niêm mạc họng Xét nghiệm phân Chọc dò tủy sống

Chẩn đoán hình ảnh

Các kỹ thuật hình ảnh học như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp xác định chẩn đoán và loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

  • Sinh thiết

Sinh thiết là kỹ thuật trích một mẫu mô nhỏ từ một cơ quan nội tạng để xét nghiệm. Sinh thiết mô phổi có thể kiểm tra một lúc nhiều loại nấm gây ra một loại viêm phổi.

Những phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm

Biết được loại sinh vật gây bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

  • Kháng sinh

Thuốc kháng sinh được phân thành từng nhóm tương tự. Vi khuẩn cũng được nhóm thành các loại tương tự nhau, chẳng hạn như streptococcus hoặc E. coli.

Một số loại vi khuẩn đặc biệt nhạy cảm với các nhóm kháng sinh đặc biệt. Thuốc kháng sinh thường được dùng điều trị riêng cho tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn vì những loại thuốc này không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra.

Tuy vậy, việc tìm được đúng loại vi khuẩn gây bệnh không dễ, chẳng hạn như viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.

Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến tình trạng một số loại vi khuẩn phát triển đề kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh (lờn thuốc), khiến quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn.

  • Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị một số virus, chẳng hạn như các virus gây ra:

HIV/AIDS Mụn rộp sinh dục herpes Bệnh viêm gan B, viêm gan C Cúm

  • Thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm bôi ngoài da có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da hoặc móng do nấm. Một số bệnh nhiễm nấm như những bệnh ảnh hưởng đến phổi hoặc màng nhầy có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống.

Nhiễm nấm nội tạng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi đó, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng nấm dạng tiêm tĩnh mạch.

Thuốc kháng ký sinh trùng

Vài bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng như sốt rét đã có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng đã phát triển đề kháng với thuốc.

5. Biến chứng

Biến chứng của bệnh truyền nhiễm là gì?

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm chỉ có biến chứng nhỏ nhưng một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, AIDS và viêm màng não có thể đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, các loại nhiễm trùng sau có khả năng tăng nguy cơ ung thư nếu mắc trong thời gian dài:

Nhiễm HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung Nhiễm H. pylori có thể dẫn đến ung thư dạ dày và loét dạ dày Viêm gan B và C có thể dẫn đến đến ung thư gan

Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm có thể “ngủ đông” và xuất hiện trở lại trong tương lai, thậm chí nhiều thập kỷ sau đó, chẳng hạn như người bị thủy đậu về sau có thể bị bệnh zona thần kinh.

6. Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là gì?

Hãy thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng:

Rửa tay. Rửa tay đúng cách đặc biệt quan trọng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, hãy cố gắng không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay, vì đó là cách phổ biến nhất khiến vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Tiêm phòng. Tiêm phòng vắc-xin có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc nhiều bệnh. Ở nhà khi ốm. Đừng đi làm nếu bạn bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc bị sốt. Đừng cho con đến trường nếu bé có những dấu hiệu này. Cách ly là biện pháp giúp tránh lây nhiễm hữu hiệu. Chuẩn bị thức ăn an toàn. Giữ bếp và các bề mặt khác sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Thực hành ăn chín uống sôi, không nên ăn các món ăn không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Trữ đông, giữ lạnh thực phẩm để bảo quản được lâu hơn. Quan hệ tình dục an toàn. Luôn luôn sử dụng bao cao su nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hoặc có các hành vi thuộc nhóm nguy cơ cao. Không dùng chung vật dụng cá nhân. Sử dụng bàn chải đánh răng, lược và dao cạo riêng, tránh dùng chung ly uống nước hoặc các dụng cụ ăn uống khác. Du lịch một cách khôn ngoan. Nếu đi nước ngoài, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để tiêm ngừa các bệnh như sốt vàng da, dịch tả, viêm gan A, B hoặc sốt thương hàn nếu cần thiết.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu bệnh truyền nhiễm là gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị, ngăn ngừa bệnh.

 

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM