Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm giun sán là một bệnh nhiễm trùng bắt nguồn từ đường ruột di dời qua cơ bắp, não và mắt. Bệnh gây ra do ăn phải một loại sán dây lợn, tên là Taenia solium, có trong thực phẩm hay nước bị ô nhiễm, hoặc ăn trứng sán dây truyền từ thịt heo bị nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột) là bệnh gì?

Nhiễm giun sán là một bệnh nhiễm trùng bắt nguồn từ đường ruột di dời qua cơ bắp, não và mắt. Bệnh gây ra do ăn phải một loại sán dây lợn, tên là Taenia solium, có trong thực phẩm hay nước bị ô nhiễm, hoặc ăn trứng sán dây truyền từ thịt heo bị nhiễm bệnh. Trong đa số trường hợp, sán dây vào cơ thể dưới từ khi còn là trứng.

Những ai thường mắc phải nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột)?

Nhiễm giun sán là một bệnh phổ biến vì loại sán dây này có mặt trên toàn thế giới. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người, thường là ở các nước đang phát triển và vùng nông thôn. Khi lên tới não, bệnh sẽ trở nên trầm trọng bất kể bệnh nhân là người lớn hay trẻ em.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột) là gì?

Trứng sán dây nở trong dạ dày và đi vào ruột. Khi còn ở ruột, sán sẽ gây buồn nôn, ăn mất ngon, đau bụng và tiêu chảy. Người bệnh sẽ sụt cân vì không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Sán sẽ di chuyển đến các bộ phận khác thông qua các mạch máu và có thể phát triển thành các u nang nhỏ trong cơ bắp, não và mắt. Các triệu chứng có thể xảy ra nhiều tháng đến nhiều năm sau khi nhiễm. Khi đã di chuyển sang các bộ phận khác trong cơ thể, dấu hiệu đầu tiên của bệnh còn phụ thuộc vào nơi u nang này được tìm thấy.

U nang trong mắt có thể gây mờ mắt, mất thị giác, sưng và bong võng mạc. Các u nang trong não và tủy sống có thể gây co giật, đau đầu, rối loạn, thiếu tập trung, khó giữ thăng bằng, sưng não, và thậm chí tử vong. U nang trong tim có thể gây ra bất thường về nhịp tim và trong các trường hợp hiếm, gây ra suy tim. U nang trong cơ bắp sẽ không có bất kì triệu chứng nào.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào như trên hoặc nhận thấy các triệu chứng ở người thân, liên hệ cho bác sĩ nếu các thành viên trong gia đình có khả năng bị u nang và cần được kiểm tra. Bạn nên đi khám ngay lập tức khi phát hiện các triệu chứng vì các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện rất lâu sau khi bị nhiễm giun sán.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột) là gì?

Mọi người đều có thể có sán dây. Sán trưởng thành sống trong ruột, trong khi sán dây giai đoạn trẻ (u nang ấu trùng) sống trong cơ, gan, phổi, não, hoặc các mô khác. Lợn thường bị nhiễm bệnh do ăn trứng trong phân bị ô nhiễm. Người ta ăn thịt sống hoặc thịt tái từ lợn bị nhiễm bệnh và do đó ăn luôn trứng sán dây. Do vệ sinh kém, trứng có thể lây lan đến thực phẩm, nước, hoặc các vật dụng khác.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột)?

Bạn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm giun sán cao nếu bạn:

Sinh hoạt trong môi trường không hợp vệ sinh, có khuẩn ấu trùng giun sán; Ăn uống những loại thực phẩm có chứa loại ấu trùng này; Không tẩy giun theo đúng chỉ định.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột)?

Bệnh giun sán được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng. Đây là một biện pháp an toàn và hiệu quả để tiêu diệt sán dây. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để tiêu diệt giun (nếu bạn nhiễm nhiều hơn một loại giun) và sẽ còn tùy vào độ trưởng thành của giun. Để chữa lành các u nang gây ra, bác sĩ có thể cho uống thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật nội soi để lấy các u nang ra.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột)?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách nhìn vào các mẫu phân dưới kính hiển vi để tìm trứng sán dây. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu và chụp X-quang. Đối với triệu chứng ở não, bạn sẽ được yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp (CT) nếu cần thiết. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu mô bằng cách dùng một cây kim lấy mô từ một phần của cơ thể để nghiên cứu bằng kính hiển vi.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun sán (nhiễm giun đường ruột)?

Đối với nhiễm giun sán, phòng bệnh là hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; Cần phải tránh ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín và các loại thịt khác; Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là khi đi du lịch ở các nước đang phát triển; Rửa và gọt vỏ các loại rau tươi và trái cây trước khi ăn, tránh thực phẩm có thể bị nhiễm phân; Chỉ nên uống nước đóng chai, nước đun sôi để ngăn ngừa bệnh giun sán; Không uống nước suối hoặc nước uống với đá viên; Không ăn thịt lợn có khả năng bị nhiễm bệnh; Các thành viên trong gia đình của người bị nhiễm bệnh nên được thử nghiệm phân; Nhớ rằng một số loại thuốc chống ký sinh trùng không nên được sử dụng trong khi mang thai; Không quên rằng nhiễm trùng sán dây có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán, do đó bác sĩ có thể yêu cầu một số mẫu phân xét nghiệm trong vòng vài ngày để nghiên cứu chúng cho các dấu hiệu của sán dây.

Trên đây là một số thông tin về bệnh nhiễm giun sán, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào như trên các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM