Bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD lây lan qua các tiếp xúc tình dục. Mặc dù không có quan hệ tình dục trực tiếp/giao hợp âm đạo, lây nhiễm vẫn có thể xảy ra qua xúc chạm và cọ xát. Dưới đây là một số thông tin về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD là gì?
Mycoplasma genitalium (MG) lần đầu tiên được xác định vào đầu những năm 1980, là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng qua đường tình dục. Mặc dù không có quan hệ tình dục trực tiếp/giao hợp âm đạo, lây nhiễm vẫn có thể xảy ra qua xúc chạm và cọ xát.
Bệnh có thể gây ra một số biến chứng:
Các vấn đề làm cho niệu đạo bị kích thích, sưng và ngứa, gọi là viêm niệu đạo. Tình trạng này có thể xảy ra với cả nam và nữ. Nhiễm trùng các cơ quan sinh sản của phụ nữ, gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID), có thể gây khó khăn cho việc mang thai. Viêm cổ tử cung Các nhà khoa học không chắc chắn nhiễm trùng Mycoplasma genitalium có thể gây khó khăn cho nam giới thụ thai với nữ giới hay không.
Mức độ phổ biến của nhiễm Mycoplasma Genitalium STD
Một nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 1 trong 100 người lớn có thể mắc bệnh này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Bệnh không phải luôn gây ra các triệu chứng, vì vậy bạn có thể mắc bệnh mà không biết.
Ở nam giới, các triệu chứng bao gồm:
- Chảy dịch từ dương vật;
- Nóng rát, châm chích hoặc đau khi đi tiểu.
Các triệu chứng đối với phụ nữ là:
- Dịch chảy từ âm đạo ;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục;
- Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt ;
- Đau ở vùng xương chậu dưới vùng rốn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD gây ra bởi vi khuẩn mycoplasma genitalium.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm Mycoplasma Genitalium STD, như:
- Giới tính nữ;
- Có nhiều bạn tình;
- Nữ giới có quan hệ tình dục với người có các triệu chứng bệnh ;
- Nam giới trẻ tuổi và giao hợp lần đầu tiên.
5. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, không có thử nghiệm nào có thể chẩn đoán được bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể mắc bệnh, bạn có thể làm xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT).
Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể sử dụng tăm bông phết mẫu từ âm đạo, cổ tử cung hoặc niệu đạo, ống thông tiểu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD có thể là một vấn đề khó xử lý. Các kháng sinh phổ biến, như penicillin, tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá hủy thành tế bào của vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn Mycoplasma Genitalium không có thành tế bào, vì vậy những loại thuốc này không có tác dụng.
Bác sĩ có thể cho bạn thử azithromycin (Zithromax, Zmax) trước. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa moxifloxacin (Avelox).
Sau một tháng, bạn có thể làm xét nghiệm khác để chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã biến mất, bạn không nên làm xét nghiệm định kỳ nếu không có các triệu chứng của nhiễm Mycoplasma Genitalium STD. Nếu vẫn còn triệu chứng và vẫn còn bệnh, bạn cần phải điều trị lâu hơn.
Bác sĩ cũng có thể tập trung vào việc điều trị các tình trạng khác mà bệnh có thể gây ra, như viêm niệu đạo, PID hoặc viêm cổ tử cung.
Các bạn tình của bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc xét nghiệm và điều trị để họ không lây nhiễm cho người khác hoặc lây lại cho bạn. Bạn vẫn có thể mắc bệnh lại ngay sau khi đã được điều trị.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm Mycoplasma Genitalium STD?
Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng chúng không thể giúp bạn phòng tránh bệnh hoàn toàn. Nếu bạn bị bệnh, tránh quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị để không lây nhiễm sang người khác.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh nhiễm Mycoplasma Genitalium STD, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và có cách phòng ngừa bệnh đúng cách!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ấu trùng sán lợn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ amip cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lyme - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Chagas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấy rận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giun xoắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nhiễm giun đũa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun móc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm giun sán - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Candida - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Nocardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm norovirus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán kim - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Toxoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Trichomonas - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh melioidosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trực khuẩn mủ xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Echinococcus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng klebsiella pneumoniae - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus cytomegalo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rận mu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán máng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt chikungunya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt Lassa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sốt màng não miền núi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt Q- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt rét (do muỗi anophen đốt) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị