Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

"Căn bệnh thế kỷ" mang tên AIDS là gì? Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào lympho). Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh HIV/AIDS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào lympho).

Người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV+). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thể âm tính nếu thực hiện xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm.

Không giống như các virus khác, virus HIV sẽ tồn tại trong cơ thể con người suốt đời. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS.

Virus HIV giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. Cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Người bị AIDS có nguy cơ tử vong do mắc thêm các bệnh nhiễm trùng cơ hội – vốn thường không gây bệnh nghiêm trọng ở những người khỏe mạnh bình thường.

Những ai thường mắc phải HIV/AIDS?

Có khoảng 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới tính đến năm 2019 (theo UNAIDS). Căn bệnh thế kỷ này không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục.

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Ban đầu, người nhiễm HIV có thể không có triệu chứng. Sau 1-6 tuần, nhiều người có các triệu chứng HIV giai đoạn đầu giống bệnh cúm như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, và phát ban. Sau đó, hầu hết trường hợp người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch đáng kể và bước vào giai đoạn bệnh AIDS.

Khi này, người bị AIDS có thể mắc một số bệnh cơ hội cùng lúc như:

Nhiễm trùng, một hay nhiều tác nhân như vi khuẩn lao, nhiễm virus cytomegalo, viêm màng não do cryptococcus, nhiễm toxoplasma Ung thư phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi Nhiễm nấm Candida

Những bệnh này có thể gây ra các triệu chứng bệnh AIDS như:

  • Tưa miệng – một mảng dày, màu trắng bao quanh lưỡi hoặc miệng do nhiễm trùng nấm men và đôi khi kèm theo đau họng ;
  • Nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc tái phát ;
  • Bệnh viêm vùng chậu mãn tính ;
  • Nhiễm trùng nặng và thường xuyên với những giai đoạn cực kỳ mệt mỏi mà không giải thích được kết hợp với đau đầu, choáng váng, và/hoặc chóng mặt;
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân;
  • Da dễ bầm tím hơn bình thường;
  • Tiêu chảy thường xuyên và kéo dài;
  • Sốt liên tục và/hoặc ra mồ hôi đêm ;
  • Sưng hoặc xơ cứng của các hạch nằm trong cổ họng, nách, háng;
  • Ho khan kéo dài;
  • Khó thở ;
  • Da có các đốm màu bất thường;
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân từ da, miệng, mũi, hậu môn hay âm đạo…;
  • Phát ban da thường xuyên hoặc bất thường ;
  • Tê nhiều hoặc đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát cơ bắp và phản xạ, liệt hoặc mất sức mạnh cơ bắp;
  • Lú lẫn, thay đổi tính cách hoặc giảm chức năng nhận thức.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng của nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn nghĩ mình đã bị nhiễm HIV/AIDS.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến HIV/ AIDS là gì?

Các con đường lây nhiễm HIV là:

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh (cả cùng giới và khác giới);
  • Dùng chung kim tiêm từ người nhiễm HIV hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, dùng chung thiết bị xăm mình và xỏ lỗ cơ thể mà không được khử trùng, làm sạch; tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm ;
  • HIV tại vết thương hở hoặc lở loét. Từ mẹ truyền sang bào thai hoặc truyền qua trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
  • Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm nhau. Bệnh AIDS có thể tiến triển nặng hơn nếu người bệnh uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên hay tự ý ngưng dùng thuốc vì cảm thấy khỏe hơn.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và là ngõ vào cho virus HIV.
  • Nghiện ma túy. Người nghiện ma túy thường dùng chung kim tiêm gây phơi nhiễm HIV nếu có người trong nhóm đã mắc phải.
  • Chưa cắt bao quy đầu. Các virus, vi khuẩn có thể tích tụ tại đây, tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục – nhất là trong quan hệ tình dục đồng giới.
  • Ăn một số loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có thể có vi khuẩn có hại).
  • Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám triệu chứng thực thể.

Ngoài ra, một số xét nghiệm chẩn đoán HIV là:

  • Đếm tế bào CD4: CD4 là loại bạch cầu bị HIV tấn công và tiêu diệt. Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.
  • Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ có mức độ bệnh nặng hơn.
  • Xét nghiệm kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc có khả năng phơi nhiễm HIV (quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm). Nếu đã từng thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên cân nhắc xét nghiệm HIV. Nếu làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu hay bệnh phẩm, dịch tiết của người, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng.

Để kết quả xét nghiệm xét nghiệm HIV chính xác hơn thì cần ít nhất 3 tháng giai đoạn cửa sổ để hình thành các kháng thể kháng virus HIV.

Nếu kết quả là dương tính, bạn có kháng thể HIV và có thể lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn bị bệnh AIDS.

Nếu kết quả trả về âm tính, bạn không có các kháng thể tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên:

Nếu đã hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao và kết quả là âm tính với HIV thì bạn không nhiễm HIV Nếu ít hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên tiến hành lại xét nghiệm

Những phương pháp điều trị nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy chưa có thuốc điều trị HIV đặc hiệu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp tăng cường miễn dịch và chống lại virus.

Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ dung nạp thuốc của cơ thể. Người nhiễm HIV cần phải dùng các loại thuốc này suốt đời.

6. Lối sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của HIV/AIDS?

Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, cố gắng giữ vững tinh thần và lưu ý các điểm như:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc khác toa hay tự ý bỏ thuốc trong toa được kê ;
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ ;
  • Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Người nhiễm HIV cũng không nên tiết lộ về tình trạng bệnh của mình với những người không cần biết vì có thể bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, người bệnh cần tham gia các hội nhóm hỗ trợ xã hội và pháp lý có uy tín để luôn nắm các thông tin bệnh và nhận trợ giúp nếu cần.

Ngoài ra, để tránh lây nhiễm virus HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không được tham gia hiến máu hoặc tinh trùng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh HIV/AIDS, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và xây dựng lối sống lành mạnh để tránh bệnh lý này xuất hiện. 

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM