Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên, thường từ phân – miệng, có thể lây lan thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bại liệt (polio) là gì?

Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng.

Các triệu chứng thường gặp nhất của dạng bại liệt thể nhẹ là những triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm: đau đầu, sốt, rát cổ họng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón hoặc tiêu chảy.

Những triệu chứng thường gặp nhất ở thể không liệt là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.

Những triệu chứng phổ biến nhất của thể liệt là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bại liệt (polio) là gì?

Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng.

Các triệu chứng thường gặp nhất của dạng bại liệt thể nhẹ là những triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm: đau đầu, sốt, rát cổ họng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón hoặc tiêu chảy.

Những triệu chứng thường gặp nhất ở thể không liệt là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.

Những triệu chứng phổ biến nhất của thể liệt là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh bại liệt (polio) là gì?

Virus polio là nguyên nhân gây bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan khi tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Tình trạng này thường xảy ra ở những khu vực có hệ thống thoát nước không tốt. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống (đây là loại vắc xin được làm từ virus sống).

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bại liệt (polio)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm:

Bạn đi du lịch đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó; Bạn đang sống với người có mang virus bại liệt trong người; Bạn mắc bệnh suy giảm miễn dịch như là HIV/AIDS; Bạn đã bị cắt amiđan trước đây; Bạn bị stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt, vì hai điều trên có thể làm giảm khả năng đề kháng của bạn.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bại liệt (polio)?

Không có thuốc nào có thể chữa được bại liệt. Ibuprofen hoặc những loại thuốc tương tự có thể giúp kiểm soát các cơn đau. Các phương pháp vật lý trị liệu cùng với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức mạnh và thể lực. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng các phương pháp khác để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn nhiễm trùng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bại liệt (polio)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu bạn có mắc bại liệt hay không từ các triệu chứng cứng cổ và lưng, khó khăn khi nuốt và thở, và có những phản xạ bất thường. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ tủy sống bằng cách chọc dò tủy sống và kiểm tra dịch để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu phân, dịch từ cổ họng, và máu để kiểm tra có virus hay không.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bại liệt (polio)?

Để han chế diễn tiến của bệnh bại liệt, bạn nên:

Thường xuyên tập vật lý trị liệu để cơ không bị teo nhỏ lại; Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ mình bị phơi nhiễm với bệnh hoặc mắc bệnh bại liệt; Gọi cho bác sĩ nếu bạn được chẩn đoán rằng đã mắc bệnh bại liệt và các triệu chứng trở nên nặng hơn; Hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm chủng ngăn ngừa bại liệt với vắc xin bại liệt trước khi đi du lịch ở những nơi có bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh bại liệt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM