Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh. Từ đó, các em có thể tiến hành viết bài văn lập luận chứng minh hay và sáng tạo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
+ Tìm hiểu đề và tìm hiểu ý.
+ Tìm ý và lập dàn ý.
+ Viết bài.
+ Đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
- Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
- Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách là người ý nghĩa. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài:
- Chứng minh câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng":
+ Nghĩa đen:
- Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen.
- Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng
+ Nghĩa bóng:
- Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy.
- Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.
- Những biểu hiện về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng":
+ Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng.
+ Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn.
+ Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
- Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.
Câu 2: Theo em, khi viết bài văn lập luận chứng minh cần chú ý những gì?
Gợi ý trả lời:
- Sử dụng lý lẽ để lập luận:
+ Lập luận chứng minh là một phương pháp rất quen thuộc trong văn nghị luận, khi viết bài văn lập luận chứng minh thì cần đưa ra những lý lẽ, bằng chứng xác thực để chứng tỏ vấn đề đáng tin cậy, đáng thuyết phục. Vì vậy, khi sử dụng phép lập luận này, học sinh cần phải đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quan điểm và triển khai bài viết.
+ Lý lẽ trong lập luận chứng minh là những quan điểm của cá nhân người viết dựa trên sự quan sát, am hiểu cuộc sống cũng như trình độ nhận thức và kiến thức của người viết.
+ Bên cạnh đó, những lý lẽ trong bài viết còn có thể là những quan điểm của những người mà học sinh yêu quý, thần tượng, có ảnh hưởng tích cực, sâu sắc tới suy nghĩ của các em.
- Đa dạng hóa dẫn chứng:
+ Lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, có tính thuyết phục cao.
+ Khi đưa dẫn chứng, học sinh cũng nên đưa dẫn chứng theo trình độ thời gian hoặc không gian để bài viết logic, mạch lạc.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Ôn tập kiến thức về tập lập văn bản, về đặc điểm kiểu văn nghị luận chứng minh.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh.
- Kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề chứng minh, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7