Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được các dạng của văn bản nghị luận. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích văn bản nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7

1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

- Các dạng của văn nghị luận bao gồm: ý kiến trong các cuộc họp, xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí, ti vi.

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

- Phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Những tư tưởng, quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

2. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu hỏi: Đoạn văn trên có phải đoạn văn nghị luận không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Đoạn văn trên là đoạn văn nghị luận, bởi vì tác giả có đưa ra những dẫn chứng cụ thể như: "Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách".

Câu 2: Theo em, bố cục của bài văn nghị luận thường có mấy phần?

Gợi ý trả lời:

Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:

- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát). 

- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ). 

- Kết bài:

+ Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

+ Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được sơ lược thế nào là văn nghị luận và nhu cầu của văn nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

- Phân tích văn bản nghị luận và xác định văn bản nghị luận.

- Có ý thức học tập bộ môn, tìm hiểu bản chất của văn nghị luận.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM