Đại từ Ngữ văn 7

Bài học với nội dung đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. eLib giới thiệu đến các em nội dung bài học đầy đủ và chi tiết nhất mời các em cùng tham khảo.

Đại từ Ngữ văn 7

1. Thế nào là đại từ?

1.1. Khái niệm

- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Ví dụ 1:

  • Nam là học sinh lớp 7. Nó học rất giỏi → "Nó" là đại từ dùng để trỏ người ⇒ Trỏ Nam
  • Mẹ mua cho em cây viết. Nó rất đẹp → "Nó" là đại từ dùng để trỏ vật ⇒ Trỏ cây viết.

- Ví dụ 2: Cậu ấy làm sao? → "Sao" là đại từ dùng để hỏi.

1.2. Vai trò ngữ pháp

- Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ như sau:

- Chủ ngữ, vị ngữ trong câu

  • Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là nó (Vị ngữ)

- Phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,...

  • Ví dụ: Cây tre Việt Nam nhĩn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng đẹp vậy (Phụ ngữ của tính từ)

2. Các loại đại từ

2.1. Đại từ để trỏ

- Trỏ người, sự vật: "tôi, tao, tớ, chúng nó, họ"...

- Ví dụ

  • Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.

  • Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi.

  • Thế chúng nó không tới à?

- Trỏ số lượng: "bấy nhiêu, bao nhiêu"...

- Ví dụ

  • Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi.

  • Bao nhiêu là đủ.

  • Bạn có bao nhiêu cái bánh

- Trỏ hoạt động: "thế"...

- Ví dụ

  • Sao bạn làm như vậy?

  • Làm thế được à?

2.2. Đại từ để hỏi

- Hỏi về người, sự vật: "ai, gì"...

- Ví dụ

  • Ai là người dũng cảm nhất?

  • Hoa này là hoa gì?

- Hỏi về số lượng: "bao nhiêu, mấy"...

- Ví dụ

  • Chiếc áo này gái bao nhiêu?

  • Nhà cậu có mấy người?

- Hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: "sao, thế nào"...

- Ví dụ

  • Anh ấy làm sao?

  • Con làm bài thi thế nào?

3. Luyện tập

Câu 1: Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.

Gợi ý trả lời:

Đặt câu:

  • Ai: Ai cũng vui mừng cho kết quả thi đấu của vận động viên chủ nhà.

  • Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.

  • Bao nhiêu: Bao nhiêu bình gốm ở đây đều là do các nghệ nhân Bát Tràng tự tay làm ra.

  • Thế nào: Dù thế nào tôi cũng sẽ không bỏ cuộc.

Câu 2: Người ở đây là đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì? Em hãy đặt một câu có đại từ Người mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.

Gợi ý trả lời:

  • Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến.

  • Câu em đặt: Bác Hồ - Người là vị lãnh tụ kính yêu, là người cha già của cả dân tộc.

4. Kết luận

Qua nội dung bài học Đại từ này, các em cần phải nắm được các kiến thức chính: 

- Thế nào là đại từ, các loại đại từ.

- Rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết về đại từ để sử dụng tốt .

- Ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM