Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7

Để giúp các em hiểu được những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài học Quan Âm Thị Kính. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tổt và đạt thành tích cao trong học tập.

Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

- Đỗ Bình Trị và Hoàng Hữu Yên.

- Đăng trong Văn tuyển văn học Việt Nam NXB GD Hà Nội năm 1983.

b. Tác phẩm

“Quan âm Thị Kính” chia làm 3 phần:

+ Phần 1: án giết chồng

+ Phần 2: án hoang thai

+ Phần 3: oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống

- Khái niệm chèo: Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu, thường được biểu diễn ở sân đình làng.

- Sân khấu chèo nảy sinh và phổ biến ở Bắc Bộ.

 Đặc điểm của sân khấu chèo:

- Nội dung: Kể chuyện dân gian để giáo dục đạo đức.

+ Cảm thông sâu sắc với những số phận bi kịch của người lao động, đề cao phẩm chất, tài năng của họ đặc biệt là người phụ nữ.

+ Châm biếm, đả kích mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.

- Nghệ thuật:

- Là sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.

+ Kịch bản: Truyện cổ tích, truyện Nôm

+ Lời ca, âm nhạc: từ các làn diệu dân Bắc Bộ.

+ Múa dân gian.

+ Hề: từ rừng cười (tiếu lâm) dân gian.

=> Hát + nhạc + múa + diễn tích.

- Sân khấu chèo có tính chất ước lệ và cách điệu của sân khấu thể hiện qua:

+ Chèo có một số nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng.

+ Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh, giao lưu trực tiếp với khán giả sau đó mới vào diễn.

+ Nghệ thuật hoá trang: râu, mặt, quần áo.

+ Nghệ thuật hát, múa, nói, cử chỉ của các nhân vật.

+ Đạo cụ thường gặp: cái quạt.

- Kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:

+ Thường kết thúc có hậu

+ Cái bi nhiều khi được tô đậm, đặc biệt qua các nhân vật phụ nữ.

+ Những làn diệu buồn thảm: sử râu, ba văn

+ Cái hài: tiếng cười lạc quan của các nhân vật hè chèo.

2.2. Các nhân vật trong trích đoạn

- Có 5 nhân vật: Thiên Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông.

- Tất cả những nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo xung đột. Nhưng cơ bản trong đoạn trích là Thị Kính và Sùng Bà.

+ Thị Kính ( vai nữ chính) đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo, người dân thường.

+ Sùng Bà ( mụ ác) đại diện cho tầng lớp địa chủ giàu có ở nông thôn.

+ Sùng Ông, Mãng Ông ( vai lão) tính cách khác nhau

+ Thiện Sĩ :vai thư sinh nhưng nhu nhược đớn hèn.

a. Nhân vật Thị Kính

- Trong khung cảnh đầu đoạn trích

+ Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, chồng đọc sách, vợ khâu áo quạt cho chồng.

+ Thị Kính nổi lên là hình ảnh người vợ thương chồng với những cử chỉ ân cần, dịu dàng.. Tấm lòng tự nhiên, chân thật.

+ Lo lắng cho sợi râu mọc ngược ( điều xấu trên mặt chồng).

- Những lần Thị Kính kêu oan

+ Trong vở kịch (trích) 5 lần Thị Kính kêu oan

  • Lần 1,2,3 Kêu oan với mẹ chồng

  • Kết quả: Càng bị vụ thêm tội, bị sỉ vả, bị thờ ơ, bị đẩy ngã => Bà Sùng tàn nhẫn.

  • Lần 4: Kêu oan với chồng nàng nhận đc Sự thờ ơ lạnh lùng vô cảm.

  • Lần 5: Kêu oan với cha đẻ: nhận được sự cảm thông nhưng đau đơn và bất lực.

=> Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình nhà chồng, người phụ nữ- người con dâu – người vợ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc.

=> Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫn

- Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà.

+ Cử chỉ, hành động của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:

  • Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa rồi dừng, lại than thở, quay vào nhà nhìn từ cái chỉ đến sách, thùng thêu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

  • Điệu sử rầu, nói thảm của Thị Kính là những bộc bạch (của Thị Kính) đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời.

"Thương ôi! Bâý lâu cầm sách...

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi"

=> Thị Kính là người phụ nữ, người vợ, người con dâu đức hạnh nhưng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy từ khổ đau nọ đến khổ đau kia.

b. Nhân vật Sùng bà

- Ngôn ngữ vu hãm con dâu:

+ Mặt sứa gan lin => lẳng lơ, bây giờ mới lộ cái mặt ra => câm đi => cả gan say hoa đắm nguỵêt, trên dâu dưới bộc hệ hò => Dụng tình bất đắc => chém bổ… gái say trai lập chí giết chồng => mắt gái trơ như mắt thớt => ngựa bất kham……..

- Lời lẽ vu hãm ngày càng tăng tiến, lần lượt, thắt buộc, độc địa, xỉ vả.

=> Sùng bà là một người mẹ chồng rất độc đoán và tàn ác. Lời lẽ của mụ đều là sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo, đẳng cấp thấp cao.

Qua lời lẽ ta thấy mối quan hệ giữa mụ và Thị Kính vượt khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, đó là quan hệ giai cấp – quan hệ giàu nghèo.

d. Thủ đoạn Sùng Ông, Sùng Bà - Xung đột kịch trong trích đoạn

- Sùng ông, Sùng bà còn dựng lên một vở kịch tàn ác-> Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về.

=> Làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề.

- Sùng ông thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu: cúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà;

=> Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất: Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: Oan ức bị chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ, cha bị nhà chồng khinh bỉ, hành hạ.

3. Tổng kết

- Vở chèo “Quan âm Thị Kính” là đại diện tiêu biểu cho sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong nỗi oan đầy trớ trêu, và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến

- Xung đột kịch gay gắt

- Miêu tả nhân vật độc đáo

4. Luyện tập

Câu 1. Hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống và dựa vào phần Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng để minh hoạ cho những đặc điểm ấy.

Gợi ý làm bài:

Một số đặc điểm tiêu biểu sau:

- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.

- Chèo kể chuyện, diễn tích để nêu lên những bài học về đạo đức. Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực đạo đức để mọi người noi theo ; đồng thời châm biếm, phê phán mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.

- Chèo có một số nhân vật truyền thống tiêu biểu như thư sinh, nữ chính, mụ ác, hề…

- Sân khâu chèo có tính ước lệ và cách điệu cao. Điều này thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật hát, múa, hoá trang.

Câu 2. Vì sao sân khấu chèo truyền thống còn được gọi là chèo sân đình ?

Gợi ý làm bài:

Chèo sân đình là tên gọi dân gian của sân khấu chèo. Vì sân khâu chèo rất đơn giản, chỉ là một tấm chiếu trải giữa sân đình, không có phông màn. Ngồi bao quanh chiếu là khán giả. Người diễn và khán giả gắn bó với nhau rất mật thiết. Người xem chèo có thể tham gia đối đáp với người diễn bằng tiếng “đế”, cũng có khi tham gia hát cùng người diễn.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khâu chèo truyền thống.

- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm thị kính” nội dung, ý nghĩa về một số đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn chèo

- Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kinh ngôn ngữ hành động, nhân vật…) của đoạn trích lỗi oan hại chồng.

- Đọc phân vai, tóm tắt một tác phẩm văn học dân gian, phân tích tác phẩm chèo.

- Có tấm lòng bao dung, nhân hậu, độ lượng.

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM