Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách viết một bài văn biểu cảm có đầy đủ bố cục ba phần, nội dung mạch lạc, chặt chẽ. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em nhận diện được những văn bản biểu cảm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

1. Chuẩn bị ở nhà

- Cần tìm hiểu đề trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh.

- Cần tìm ý tiêu biểu, đặc sắc cho bài văn của mình.

- Lập dàn bài cho bài văn của mình một cách thật chi tiết và cụ thể, có đầy đủ ba phần:

+ Mở bài.

+ Thân bài.

+ Kết bài.

- Viết đoạn văn hoàn chỉnh: Cần đảm bảo đúng cấu trúc câu, từ ngữ, ngữ pháp,...

- Ví dụ: Có thể chọn cây bàng, cây sấu, cây phượng… để lập dàn bài cho bài văn sắp viết. Ví dụ về cây gạo:

+ Mở bài:

  • Giới thiệu chung về cây gạo.
  • Lí do yêu thích: Gắn bó với tuổi thơ.

+ Thân bài: Hình ảnh cây gạo qua bốn mùa:

  • Mùa xuân.
  • Mùa hạ.
  • Mùa thu.
  • Mùa đông.

=> Luôn là người bạn thân thiết của mọi người, em gắn bó với cây gạo từ khi còn nhỏ và càng lớn lên thì em càng phát hiện ra ở cây gạo có những phẩm chất tốt đẹp.

+ Kết bài: Tình yêu của em đối với cây gạo.

2. Thực hành trên lớp

- Cần tìm hiểu đề, tìm ý theo định hướng đã cho trước.

- Ví dụ: Tìm hiểu về loài cây em yêu. Viết đoạn mở bài và kết bài.

+ Mở bài: Ở sân trường em có rất nhiều loại cây như là, bàng, keo, xà cừ, nhưng em thích nhất là ông phượng vĩ trước cửa lớp em. Ông phượng vĩ rất to vì ông được trồng từ khi trường mới thành lập.

+ Kết bài: Từ khi có hoa phượng đỏ thắm, báo hiệu mùa thi tới. Thi xong là chúng em được nghỉ hè, chắc chắn ông phượng vĩ sẽ buồn lắm nhưng cũng có những chú ve làm bạn với ông. Ông là người bạn thân của chúng em, chúng em sẽ chăm sóc và bảo vệ ông thật tốt để ông sống thật xanh tốt với chúng em.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn "Cảm nghĩ về người mẹ của em".

Gợi ý trả lời:

- Mở bài: Mẹ kính yêu của con! Chưa bao giờ con cảm thấy cô đơn như lúc này. Xung quanh con, mọi thứ dường như ngưng đọng lại trong tiếng nấc. Con buồn và con nhớ mẹ. Con muốn gửi đến mẹ những ánh mắt, những lời nói yêu thương của một đứa con ngoan.

- Kết bài: Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

Câu 2: Em hãy lập dàn ý cho đề văn "Loài hoa em yêu thích".

Gợi ý trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu về hoa hồng. Hoa hồng là loài hoa đẹp mà ai cũng yêu thích, nhà em có trồng cây hoa hồng ngay trước nhà. Mỗi khi hoa nở mùi thơm dễ chịu và khiến khu vườn đẹp trở nên rực rỡ, lung linh hơn.

- Thân bài:

+ Hoa hồng có thân mảnh khảnh, nhiều gai nhọn xung quanh.

+ Khi còn nhỏ lá non, gai nhỏ đến khi trưởng thành lá màu xanh thẫm, có viền răng cưa, xung quanh gai mọc nhiều và nhọn hơn làm nhiệm vụ bảo vệ thân cây.

+ Một cây hoa hồng chỉ có vài bông, dù không nhiều nhưng rất đẹp và quyến rũ.

+ Khi ra hoa những nụ hồng e ấp, khúm núm, khi hoa nở cánh hoa xòe ra và có màu đỏ thẫm, hương thơm dễ chịu thu hút côn trùng.

+ Dưới nụ hoa là đài hoa màu xanh ngọc bích rất đẹp.

+ Khi hoa nở những cánh hoa mỏng manh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều tầng lớp xen kẽ. Càng vào sâu bên trong cánh hoa càng mỏng, nhỏ.

- Kết bài: Cảm nhận về cây hoa hồng.

+ Hoa hồng chính là loài hoa em yêu thích nhất.

+ Khu vườn em đẹp, rực rỡ hơn khi có hoa hồng.

+ Cây hoa hồng biểu tượng sắc đẹp và tình yêu.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.

- Yêu thích văn bản biểu cảm, có ý thức rèn kĩ năng làm văn biểu cảm. Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM