Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
Bài học cung cấp các kiến thức về tính liên kết trong văn bản, các phương tiện và nguyên tắc để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ và thống nhất trong văn bản. Từ đó, rèn luyện cho các em kỹ năng viết văn mạch lạc, thống nhất, liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài.
Mục lục nội dung
1. Tính liên kết của văn bản
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
- Điều kiện để một văn bản có tính liên kết: Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
3. Luyện tập
Câu 1: Hãy cho biết đoạn văn dưới đây có tính liên kết hay không, vì sao?
Tôi nhớ sự chăm sóc của mẹ tôi lúc tôi còn nhỏ. Ngôi trường cách nhà tôi chừng 10 km nên sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn sớm, sau đó mẹ đưa tôi đi học cho kịp giờ tới trường. Trường có sân chơi rộng rãi, nhiều cây xanh bao phủ khiến cho. Cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn.
Gợi ý làm bài
Đoạn văn trên không có tính liên kết bởi vì:
- Nội dung, chủ đề của đoạn văn không thống nhất, các câu văn rời rạc, lỏng lẻo về ý nghĩa.
- Hình thức: sử dụng phép lặp từ ngữ nhưng không tạo được tính thống nhất để truyền tải nội dung.
Câu 2: Hãy chọn cụm từ thích hợp: "trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát" điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: "Ngày chưa tắt đèn……(1). Mặt trăng tròn, to và đỏ,……(2) sau……(3) của làng xa. Mấy sợi mây con……(4), mỗi lúc mãnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng……(5) hiu hiu đưa lại, thoang thoảng……(6)".
Gợi ý làm bài
Điền các từ lần lượt theo thứ tự
- (1) Trăng đã lên rồi.
- (2) Từ từ lên ở chân trời.
- (3) Rặng tre đen.
- (4) Vắt ngang qua.
- (5) Cơn gió nhẹ.
- (6) Những hương thơm ngát.
Câu 3:
Hãy điền các từ ngữ: tựu trường, hơn nữa, một nền giáo dục, từ phút này trở đi vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày... ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Những sung sướng... ,... trở đi các em bắt đầu được nhận một ... hoàn toàn Việt Nam.
Gợi ý làm bài
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Những sung sướng hơn nữa, từ phút này trở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn và chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn em vừa viết (cả về nội dung và hình thức)
Gợi ý làm bài
Nha Trang là địa điểm du lịch biển nổi tiếng. Đúng với nhận xét của nhiều người, Nha Trang là thành phố biển đẹp và sạch bậc nhất của khu vực miền Trung. Khách du lịch tập trung về đây tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của biển cả, hơn nữa nơi này còn có nhiều địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn. Chạy dọc con đường ven biển người ta có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng ngút ngàn tầm mắt. Nơi những con sóng bạc xô vào bờ cát trắng từng lớp, từng lớp như người mẹ vỗ về đứa con bé bỏng mỗi trưa hè. Những ngày trời nắng, bầu trời cao xanh, mặt biển cũng vì thế mà trong biếc như màu xanh của thủy tinh mới. Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy những hòn đảo nhỏ xung quanh, xanh rì như những viên ngọc quý được đính trên mặt nước màu thạch bích kia. Chiều xuống, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ, mặt trời từ từ hạ xuống mặt biển hắt lên thứ ánh sáng bàng bạc, lấp lánh cả một góc trời. Ở đây, không chỉ có cảnh đẹp mà còn có rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn như các món hải sản, món bánh, trái cây, hoa quả tươi…Và còn rất nhiều những địa điểm văn hóa như tháp Bà Ponaga, chùa Long Sơn, các hòn đảo Bình Hưng, Bình Ba, Điệp Sơn… Cũng bởi thế mà ai từng đến Nha Trang sẽ không ngần ngại trở lại nhiều dịp nữa để trải nghiệm những cảm xúc trong trẻo với thành phố tự nhiên, xinh đẹp này.
Phép liên kết: sử dụng hình thức lặp từ ngữ, phép thế để liên kết giữa các câu. Về mặt nội dung: tập trung miêu tả vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
4. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần:
- Khái niệm về tính liên kết và các phương tiện liên kết trong văn bản.
- Có kỹ năng được đoạn văn đảm bảo tính liên kết cả về nội dung và hình thức.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7