Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7

Bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7

1. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Việc chuyển đổi câu chủ động, thành bị động (ngược lại) nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.

- Có hai cách chuyển câu chủ động thành bị động:

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị và được vào sau từ (cụm từ) ấy.

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ, biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận bắt buộc trong câu.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy chuyển đổi những câu sau thành câu bị động:

- Tôi đã đi công viên sở thú vào thứ 7 tuần trước.

- Chú chim nhỏ bị bắn gãy cánh bởi những người thợ săn tham lam.

- Đô thị hóa ngày càng sâu rộng đang thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

- Hoa màu bị khô héo do hạn hán kéo dài.

Gợi ý trả lời:

- Tôi được đi sở thú vào thứ 7 tuần trước.

- Những thợ săn tham lam bắn chú chim nhỏ gãy cánh.

- Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa.

- Hạn hán kéo dài khiến hoa màu khô héo.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn (với chủ đề tự chọn) có sử dụng câu câu bị động.

Gợi ý trả lời:

Bản thân tôi rất thích đọc sách vì tôi cho rằng sách mang lại cho chúng ta rất nhiều kiến thức bổ ích, sách giúp chúng ta có được những kiến thức để đi đến thành công. Người thầy giàu trí tuệ và là nguồn khơi gợi cảm hứng sống mỗi ngày. Sách đa dạng về các lĩnh vực, dồi dào về kiến thức nên khi đọc sách bản thân tôi được trải nghiệm nhiều hơn. Sách còn làm phong phú thêm đời sống tình cảm của tôi bởi những câu chuyện cảm động, thấm đẫm tính nhân văn. Cuốn sách tạo cho tôi nguồn cảm hứng lớn nhất là cuốn Ông già và biển cả của tác giả Hemingway. Sách kể về hành trình săn chú cá kiếm khổng lồ của ông già Santiago. Tác giả ca ngợi khát vọng, sức lao động và vẻ đẹp của con người trong lao động thông qua cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người với con cá kiếm. Điều đó đã tạo động lực cho tôi sống có ước mơ, không bỏ cuộc và biết cố gắng vì ước của mình.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được các cách chuyển câu chủ động thành câu bị động.

- Thực hành được thao tác chuyển câu chủ động thành câu bị động.

- Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Ngày:19/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM