Từ ghép Ngữ văn 7
Nội dung bài học mang đến cho các em những kiến thức về từ ghép bao gồm khái niệm, phân loại và nghĩa của từ ghép. Qua đó, hình thành các kỹ năng sử dụng từ ghép hợp lý, biết cách đạt câu, viết đoạn văn có sử dụng từ ghép.
Mục lục nội dung
1. Các loại từ ghép
- Từ ghép chính phụ
- Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp từ bà
- Từ ghép đẳng lập
- Khái niệm: Từ ghép đẳng lập không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
- Ví dụ: Quần áo, trầm bổng, cha mẹ...
2. Nghĩa của từ ghép
- Từ ghép chính phụ
- "Bà": Người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ.
- "Bà ngoại": Người đàn bà sinh ra mẹ.
- Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
⇒ Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính: Tính chất phân nghĩa
- Từ ghép đẳng lập
+ Ví dụ: "Hắn là tay chân của tên Năm Đô nên hắn mới hung dữ và lộng hành như vậy!"
- "Tay", "chân": Bộ phận cơ thể người".
- "Tay chân": Trợ thủ đắc lực.
- Nghĩa "Tay chân" khái quát hơn nghĩa của “tay” với “chân”.
⇒ Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó: Tính chất hợp nghĩa.
3. Luyện tập
Câu 1:
Trong các từ ghép đẳng lập dưới đây, từ nào gồm các tiếng có nghĩa trái ngược nhau, từ nào gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: đầu đuôi, lựa chọn, màu sắc, gần xa, yêu mến, đó đây, cứng rắn, to nhỏ, khó dễ, hư hỏng?
Gợi ý làm bài
- Từ ghép gồm các tiếng trái nghĩa: đầu đuôi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ.
- Từ ghép gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: lựa chọn, màu sắc, yêu mến, cứng rắn, hư hỏng.
Câu 2:
Hãy tìm từ ghép trong đoạn trích sau:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.
Gợi ý làm bài
Từ ghép có trong đoạn trích:
- Ăn uống; điều độ; làm việc; chừng mực; thanh niên; cường tráng; lợi hại; nhọn hoắt; thỉnh thoảng; ngọn cỏ.
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ ghép sau đây: mặt mày, tóc tai, cứng đầu, mềm lòng, sắt đá, cơm nước.
Gợi ý làm bài
- Mặt mày: Trông anh ta hôm nay mặt mày ủ rũ quá.
- Tóc tai: Đạp xe trong lúc trời nổi gió lớn, tóc tai chị tôi rối tung.
- Cứng đầu: Đứa trẻ này rất cứng đầu, không chịu nghe lời ai.
- Mềm lòng: Những lời nói của bố mẹ đã khiến tôi mềm lòng.
- Sắt đá: Họ là những người anh hùng có ý chí sắt đá.
- Cơm nước: Chị tôi nghỉ hẳn việc ở cơ quan, chỉ ở nhà lo chuyện cơm nước cho cả nhà.
Câu 4: Cho các tiếng: mặt, học, dạy, xinh, tươi, nhà, trâu, áo. Em hãy tạo các thành các từ ghép đẳng lập.
Gợi ý trả lời
Các từ ghép đẳng lập được tạo thành từ các tiếng có sẵn:
- Mặt mũi, học hành, dạy dỗ, xinh đẹp, tươi tốt, nhà cửa, trâu bò, áo quần.
Câu 5: Viết một đoạn văn chủ đề mùa thu hoặc ngày khai trường có độ dài từ 4 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ.
Gợi ý làm bài
Hôm đó em đã thức dạy thật sớm cùng mẹ chuẩn bị mọi thứ cho ngày khai trường nào là: quần áo, bút chì cùng vài cuốn vở. Em đứng say sưa ngắm nhìn bộ quần áo mới và chỉ thầm mong buổi khai trường hôm nay sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Đã đến lúc tới trường, em cùng mẹ đi trên con đường làng trải đầy lá vàng quen thuộc mà sao hôm nay lạ lẫm đến vậy. Bước vào cổng trường cái cảm giác trang nghiêm tràn ngập trong tâm trí em. Em bồi hồi, lo lắng và cũng mừng rỡ vì đã được đi học. Ấn tượng của ngày đầu tiên đi học khiến em nhớ mãi ‐ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời em.
- Từ ghép đẳng lập: "quần áo", "tâm trí".
- Từ ghép chính phụ: "Bút chì", "cuốn vở", "lá vàng", "con đường".
4. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần:
- Nắm được khái niệm từ ghép, từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Nhận biêt, phân loại được từ ghép.
- Xác định được nghĩa của từ ghép.
- Làm được các bài tập vận dụng kiến thức lý thuyết.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7