Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được những kiến thức Tiếng Việt về cách phát âm và cách sử dụng từ ngữ một cách phù hợp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Điền vào chỗ trống bằng các từ thích hợp theo sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo.
- Nắm được đặc điểm và tác dụng của phép liệt kê.
- Nắm được đặc điểm và tác dụng của phép điệp ngữ.
- Biết cách phát âm những từ ngữ giữa miền Bắc và miền Nam.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.
Gợi ý trả lời:
Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, ấy là lúc học sinh chúng em có cho mình những giây phút thư giãn sau những giời học tập mệt mỏi. Học sinh từ cá lớp ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Bạn nào bạn nấy vui chơi thỏa thích dưới bóng cây xanh mát. Chỗ này bạn nam đá cầu, chỗ kia bạn nữ nhảy dây, bịt mắt bắt dê, trốn tìm.... ồn ào như chợ vỡ. Dưới bóng cây xanh mát, lũ học trò tinh quái bày đủ trò nghịch ngợm cùng nhau. Cảnh vui tươi, nhộn nhịp trở thành những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tuổi thơ.
Câu 2: Em hãy chỉ ra phép điệp trong những bài ca dao sau và nêu tác dụng của nó:
(1) "Ngày ngày em đứng em trông
Trông non, non ngất, trông sông, sông dài,
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa".
(2) "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn.
Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ".
(3) "Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
(4) "Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu".
(5) "Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em cũng chẳng bỏ Chùa Keo hôm rằm.
Dù cho cha đánh mẹ vằm,
Em cũng chẳng bỏ hôm rằm Chùa Keo".
Gợi ý trả lời:
(1) "Ngày ngày em đứng em trông
Trông non, non ngất, trông sông, sông dài,
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa".
=> Điệp ngữ "trông" nhằm nhấn mạnh sự chờ đợi của cô gái dành cho người yêu của mình.
(2) "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn.
Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ".
=> Điệp ngữ "núi" và "trăng" nhằm nhấn mạnh tâm trạng buồn tủi của nhân vật trữ tình.
(3) "Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
=> Điệp ngữ "lá xanh", "bông trắng", "nhị vàng" nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa sen.
(4) "Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu".
=> Điệp ngữ "Mùng chín tháng tám" nhằm nhấn mạnh một ngày lễ quan trọng trong năm.
(5) "Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em cũng chẳng bỏ Chùa Keo hôm rằm.
Dù cho cha đánh mẹ vằm,
Em cũng chẳng bỏ hôm rằm Chùa Keo".
=> Điệp ngữ "dù cho", "em cũng chẳng bỏ", "Chùa Keo" nhằm nhấn mạnh truyền thống về lễ hội văn hóa nổi tiếng Chùa Keo.
Câu 3: Em hãy đặt cặp câu để phân biệt những cặp từ như sau:
(1) nên, lên.
(2) vội, dội.
(3) dáo, ráo.
(4) giã, dã.
(5) rối, gối.
Gợi ý trả lời:
(1) nên, lên:
- Anh ấy đã làm nên sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng.
- Anh ấy đã đi lên Sa Pa vào mùa hè năm trước.
(2) vội, dội:
- Cô ấy vội vã đi bán hàng.
- Anh ấy dội bát nước lạnh lên đầu cô ấy.
(3) dáo, ráo:
- Thằng bé dáo dác nhìn xung quanh.
- Hãy đem đồ ra sân phơi cho ráo nhé!
(4) giã, dã:
- Chị gái tôi đang giã gạo để làm bánh.
- Đó là một thung lũng vô cùng hoang dã.
(5) rối, gối:
- Nhờ cậu gỡ rối giúp tớ cọng dây này.
- Mẹ ơi lấy hộ con cái gối nằm nhé!
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Phân biệt được những từ ngữ của các vùng miền khác nhau.
- Nắm được cách sử dụng phép điệp ngữ và liệt kê.
- Có ý thức học tập bộ môn.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7