Cảnh khuya Ngữ văn 7
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ "Cảnh khuya". Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tại Kim Liên Nam Đàn Nghệ An trong một gia đình nhà nho. Song thân của người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Thời niên thiếu người có tên là Nguyễn Sinh Cung lúc dạy học ở trường Dục Thanh lấy tên là Nguyễn Tất Thành.
- Từ năm 1911, người rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những năm ở nước ngoài Người đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và đi tìm chân lí.
- Là lãnh tụ vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, để lại một di sản văn học quý giá.
1.2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết ở chiến khu Việt Bắc, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ có thể chia bố cục thành hai phần:
+ Phần 1: Hai câu thơ đầu.
+ Phần 2: Hai câu thơ cuối.
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Hai câu thơ đầu
- Tiếng suối "tiếng hát xa” -> so sánh tiếng suối trở nên gần gũi với con người; có sức sống và trẻ trung như con người. Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc.
- Tác giả đã sử dụng điệp từ "lồng" trong câu thơ "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" -> nhằm khắc họa ánh trăng rất đẹp và thơ mộng.
- Tác giả đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên có ánh trăng, có hoa, có âm thanh của tiếng suối. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hoà hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật.
=> Bức tranh thiên nhiên tràn ngập sắc màu, lung linh và huyền ảo vô cùng.
2.2. Hai câu thơ cuối
- Tác giả sử dụng điệp ngữ "chưa ngủ" nhằm khắc họa nên tâm trạng của tác giả.
- Tác giả đã mải mê ngắm cảnh đẹp mà quên mất cả ngủ. Có thể nhận thấy đó phải là một cảnh thiên nhiên rất đẹp. Trước cảnh đẹp như thế, tác giả đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy.
- Dường như ở hai câu thơ cuối cụm từ "chưa ngủ" được xem là cụm từ đắt giá nhất. Bởi vì chỉ vỏn vẹn hai chữ "chưa ngủ" không chỉ sơ kết dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
=> Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của Bác, đó còn là một nhà thơ có phong cách thi sĩ thật cao đẹp.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Thể hiện tình yêu thiên nhiên. Lòng yêu nước, niềm lạc quan cách mạng của nhà thơ.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thành biệp pháp nghệ thuật điệp ngữ.
+ Kết hợp hài hoà yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ.
+ Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của bản thân về bài thơ "Cảnh khuya".
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước tha thiết, yêu thiên nhiên sâu đậm qua bài thơ "Cảnh khuya" chỉ vọn vẻ bốn câu thơ. "Cảnh khuya" vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước. Đồng thời, "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ hay nhất nói về Việt Bắc và là một trong những bài thể hiện tâm tư của Bác rõ ràng, sâu sắc nhất. Chỉ trong một bài thơ ngắn nét truyền thống và nét hiện đại song hành với nhau, mang rất đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về cách so sánh của Bác trong câu thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Gợi ý trả lời:
- Hình ảnh so sánh của Bác vô cùng độc lạ, sự so sánh nhằm thể hiện những ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.
- Tác giả đã có sự so sánh thật đặc sắc và độc đáo, cách so sánh này khiến cho bài thơ thêm sinh động, tiếng suối với tiếng hát. Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Bác cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được.
- Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh.
- Đọc, hiểu, phân tích thơ Chí Minh.
- Yêu quý kính trọng vị lãnh tụ của dân tộc Hồ Chí Minh.
- Yêu quý và có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7